»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:10:41 AM (GMT+7)

Nơi chế biến vàng lớn nhất Việt Nam

(19:34:46 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hơn một ngày, P.V đã vào tận hầm sâu để xem khoan đá, nổ mìn lấy quặng và vào tận nhà máy chế biến vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để xem người ta luyện vàng như thế nào.

Việc xay quặng, tách vàng, luyện vàng thành khối và xuất khẩu là cả một qui trình công nghiệp khép kín, được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống an ninh vòng trong, vòng ngoài.

 

Những vỉa đá nằm sâu trong lòng núi Tam Lãnh được Công ty khai thác vàng Bồng Miêu mở cửa hầm, nổ mìn phá đá tìm quặng đưa vào nhà máy xay nghiền và dùng hóa chất cyanua để lọc vàng ra khỏi đất đá.

 

Cả nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu là một hệ thống khép kín từ khi đưa đá có quặng vàng vào nghiền, cho vào bể xử lý hóa chất cyanua, rồi đưa ra sàn đãi lọc lấy vàng.

 

Những hạt vàng mịn được thu gom sau rồi cho vào lò luyện vàng. Người ta bảo, “thiệt vàng không sợ lửa”, nhưng những hạt vàng được đưa vào lò luyện với nhiệt độ cao hơn 2.000 độ sẽ chảy ra nước.

 

Những “chảo” vàng nóng đỏ rực được công nhân 'rót' ra khuôn hình chữ nhật thành những thỏi vàng nguyên chất và sau đó thêm một công đoạn chế biến thành phẩm.

 

Công đoạn cuối cùng không được thực hiện ở nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu, mà được thực hiện ở một nơi “bí mật” nào đó ít người được biết đến.

 

Theo số liệu được đưa ra từ lãnh đạo Công ty khai thác vàng Bồng Miêu, sản lượng khai thác mỗi năm là 560 kg vàng. Đây được xem là mỏ vàng lớn đầu tiên của Việt Nam được đưa đưa vào khai thác. 

 

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản lượng vàng khai thác hàng năm tại mỏ vàng Bồng Miêu là quá ít so với trữ lượng khổng lồ tại đây.

 

Hiện sản lượng vàng khai thác tại mỏ vàng này đang là “ẩn số” và là tài liệu “mật” không được công bố chính thức.

 

Mỗi năm, lượng vàng khai thác được bao nhiêu, xuất khẩu như thế nào chẳng mấy ai biết.

 

 

Việc xay quặng, tách vàng, luyện vàng thành khối và xuất khẩu là cả một qui trình công nghiệp khép kín, được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống an ninh vòng trong, vòng ngoài.

Một cửa hầm lò khai thác vàng Bồng Miêu được gia cố bằng sắt

Các kỹ sư khai thác hầm lò đang chuẩn bị khoan bắn mìn khai thác quặng trong hầm lò

Khoan đá khai thác quặng trong hầm lò

Tuyển rửa lọc lấy vàng từ trong quặng được ngâm ủ hóa chất cyanua

Những hạt vàng được đưa vào lò luyện với nhiệt độ cao hơn 2.000 độ sẽ chảy ra nước.

Những “chảo” vàng nóng đỏ rực được công nhân 'rót' ra khuôn hình chữ nhật thành những thỏi vàng nguyên chất và sau đó thêm một công đoạn chế biến thành phẩm.

Theo số liệu được đưa ra từ lãnh đạo Công ty khai thác vàng Bồng Miêu, sản lượng khai thác mỗi năm là 560 kg vàng.

Công đoạn nấu vàng và đổ ra khuôn đúc vàng thành từng thỏi

Theo Vũ Trung/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nơi chế biến vàng lớn nhất Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI