Những người chết sống lại
(19:42:38 PM 18/06/2011)
Anh Hùng chết thật sau một tháng sống lại
"Cho tao xin điều thuốc lào"
Đó là câu nói đầu tiên khi “con ma” Nguyễn Thanh Hùng (SN 1973, phường 2, TP. Tân An, tỉnh Long An) ngồi dậy sau 6 giờ niệm. Câu chuyện thần bí này được gia đình anh Hùng kể lại như sau: Trung tuần tháng 4-2010, anh Hùng đi khám và phát hiện bị ung thư túi mật giai đoạn cuối, có dấu hiệu di căn sang một số bộ phận khác trong cơ thể.
17 giờ ngày 14-6-2010, sau bữa cơm chiều, bà Kim, mẹ anh Hùng phát hiện anh đã tắt thở. Anh Hùng được đưa lên bộ ván và che lại bằng một chiếc chăn, trên bụng để một nải chuối, trên đầu cúng bát cơm, trứng vịt, bụng niệm vải trắng để chờ vợ anh ở Vũng Tàu về nhìn mặt lần cuối. 6 tiếng sau, bất chợt Trí, em trai anh Hùng thấy tấm vải niệm động đậy. Dù đứng tim nhưng anh Trí cố dụi mắt nhìn. Bịch, nải chuối trên bụng anh Hùng lăn xuống đất. Anh Hùng ngồi dậy nhìn quanh và nói: “Cho tao xin điếu thuốc lào”. Sự việc khiến trẻ em chạy toán loạn… Đến ngày 15-7, anh Hùng mới chính thức qua đời.
Tại Khu tự trị Miêu tộc, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có một bà lão ngoài lục tuần đã đột nhiên bước ra từ quan tài “trở về từ cõi chết” sau 16 giờ liệm. Vào khoảng 4g sáng ngày 14-1-2010, bà Hầu tắt thở sau một thời gian bị bệnh. Thấy cơ thể bà đã lạnh cứng và tim ngừng đập nên người nhà đã mặc áo quan cho bà, 18g chiều cùng ngày thì liệm.
Vào 20g cùng ngày, khi con trai, con dâu, bà con hàng xóm đứng gần quan tài bà, đột nhiên họ nghe thấy âm thanh “bịch bịch bịch”phát ra từ bên trong quan tài. Mọi người sợ hãi chạy ra khỏi nhà, người con trai lớn của bà lập tức mở nắp quan tài xem thì thấy mắt của bà Hầu mở to. Đến nay bà vẫn sống.
Người làng Trung Bính, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng từng chứng kiến chuyện người chết sống lại.
Đó là bà Nguyễn Thị Kỳ (tên thường gọi là bà Táy). Bà sinh năm 1898. Năm 1950, sau hai tuần ốm nặng, không ăn uống gì, tim bà ngừng đập. Cả nhà khóc nức nở bên thi thể bà đã nằm bất động.
Ông Nguyễn Ty được phân công khâm liệm. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau khi bà chết, ông Nguyễn Ty ngồi bên bỗng nghe thấy tiếng kêu ú ớ và tờ giấy điều đắp trên mặt bà động đậy. Ông Ty tiến lại gần, giở tờ giấy điều thì thấy bà Kỳ mở mắt. Bà thều thào: “Cho tao chén nước, khát quá!”. Bà Kỳ đã sống được 31 năm nữa.
Chị Nguyễn Thị Bơ, vợ anh Đào Tiến Trung tại tiểu khu 3, phường Đồng Sơn, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình kể lại: “Mẹ tôi là bà Phạm Thị Cháu, người làng Đồng Hải, thị xã Đồng Hới. Năm 1992, mẹ tôi bước vào tuổi 79 thì tắt thở, chân tay lạnh toát, hai mắt nhắm nghiền và tim ngừng đập. Một số người trong Hội Người cao tuổi đã đến cùng gia đình bàn soạn cho việc tang lễ. Mọi việc chuẩn bị chu đáo chờ tới giờ nhập quan thì bất ngờ mẹ tôi cựa mình sống lại".
Bà Phạm Thị Cháu sống khỏe mạnh thêm 11 năm, hưởng thọ 90 tuổi. Chết rồi lại… sống còn có cụ Trần Thị Ban ở tại thôn 2, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; cụ Trần Cảnh cùng địa phương với cụ Ban nhưng ở thôn 3…
Sự thật?
Theo thông tin từ một số người chuyên bốc mồ mả, cải táng, họ nhiều lần phát hiện có các vết cào cấu bên trong quan tài, chứng tỏ không ít người chết chôn xuống đất đã sống lại. Một số người cho biết họ rất hay gặp hiện tượng bộ xương người chết nằm ở nhiều tư thế rất lạ, mặc dù khi được chôn người chết đều được đặt nằm ở tư thế thẳng, ngay ngắn. Phần lớn những trường hợp này xảy ra ở những người chết trẻ và chết đột ngột.
Bà Hầu sau khi sống lại
Trong y văn và trong lịch sử loài người, hiện tượng này xảy ra không phải là hiếm. Có những công trình đã công bố cho thấy, cứ 100.000 người chết thì có 1 người được cho là sống lại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều câu chuyện về hiện tượng trên.
Một công trình nghiên cứu cho thấy, bản năng sinh tồn của con người là rất mạnh, nhiều khi nó giúp cơ thể vượt qua được những tình trạng thập tử nhất sinh. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm v.v... Giống như ngọn nến sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng lóe sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài.
Theo các chuyên gia y học, có hai hình thái cơ bản của cái chết đó là chết lâm sàng và chết thực sự. Hiện tượng chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người.
Phần lớn những trường hợp gọi là người chết sống lại đều xảy ra ở những tình huống chết lâm sàng này. Còn những trường hợp chết thật sự là những cái chết được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác và phải làm lại sau sáu giờ như luật pháp của một số nước tiên tiến quy định. Các xét nghiệm này đều cho thấy, thật sự người chết đã về cõi vĩnh hằng.
Để tránh hiện tượng hồi dương, các nước phát triển trên thế giới có những quy định rất chặt chẽ về việc xác định về cái chết của con người. Nhiều trường hợp phải có sự chứng kiến của những người đại diện cho pháp luật.
Việc người chết sống lại cũng là có thật, không phải chuyện mê tín dị đoan. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người sau khi sống lại là thật sự sống, còn lại đều ra đi một thời gian ngắn sau đó…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.