»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:03:46 AM (GMT+7)

Những ngày mưu sinh mới

(19:45:18 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Sáng mùng 4 tết (17-2), người dân ở xóm rác tại bãi rác Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa lại ra bãi rác bắt đầu công việc của một năm mới. Đã trở thành tập tục truyền đời cùa xóm rác, mùng 4 cũng là ngày bà con ra bãi rác lấy ngày khai nghề đầu năm, ra mắt trời đất, để lấy hên.


Chị Hồng cùng đứa con trai 16 tuổi mưa sinh tại bãi rác, đứa con trai đang học lớp 8 nhưng cứ rảnh ngày nào là ra bãi rác phụ mẹ kiếm tiền nuôi các em nhỏ


Xóm rác Cam Thịnh Đông (còn có tên khác bãi rác Dốc Sạn Hoàng Quy) hình thành cách đây gần 20 năm, chỉ sau đó vài năm bãi rác đã có người tới mưu sinh. Từ tờ mờ sáng, khắp xóm rác vang lên những tiếng gọi í ới của những ông bố, bà mẹ đánh thức những đứa con dậy để ra bãi rác làm việc.

 

Chị Ngô Thị Hồng cùng đứa con trai mới 16 tuổi ra bãi rác sớm nhất, mới 4 giờ sáng chị đã có mặt, đứa con trai thì đào rác lên còn chị nhặt. Theo chị Hồng: “Năm nay chị quyết định đi sớm hơn vì có đi sớm mới nhặt được nhều rác...”.

 

Người tới ngụ cư tại bãi rác sớm nhất là ông Lê Văn Minh. Năm nay ông Minh đã 64 tuổi, hơn 15 năm sống với bãi rác. Ông tâm sự: “Thực ra thì nghề nào cũng là nghề, chỉ khác là lao động chân tay hay đầu óc thôi”.

 

Năm nay ông ra bãi rác từ ngày mồng một, theo ông, vì không có việc gì làm, con cháu đi chơi tết hết, ở nhà buồn nên cụ ra bãi rác ngay từ mồng 1, để khỏi phải chọn ngày như mọi năm. “Nói vậy chứ linh thiêng lắm, chọn ngày mà tốt là cả năm làm ăn mới đủ sống đó chú ạ”, ông bày tỏ.

 

Ngày hôm này, ngoài việc ra bãi rác làm đầu năm lấy hiên, mỗi nhà đều làm mâm cơm báo cáo ông bà tổ tiên mong được phù hộ. Gia đình ông Minh làm mâm cơm tươm tất hơn những năm trước vì năm qua ông bà phù hộ làm ăn cũng đủ sống, trên bàn thờ đã có vài lon bia chứ không phải hai xị rượu đế như mọi năm.



Ông Lê Văn Minh cùng cu Tèo con chị Thảo và anh Tám, đốt nhang báo cáo ông bà về một năm làm ăn mới, mong ông bà phù hộ làm ăn đủ sống


Cả xóm rác chỉ có hơn 10 hộ dân, trong đó có vài hộ là có hộ khẩu có đất chứ phần lớn là dân ngụ cư, sống trong những ngôi nhà chồ dựng tạm. Ở xóm rác này cũng có những người vì quá khó khăn mà phải bám trụ lại xóm rác kiếm sống, nhưng cũng không ít người vì tình cảm gắn bó mà chọn bãi rác làm nhà và nhặt rác làm nghề nghiệp.

 

Như anh Nguyễn Văn Đông năm nay 32 tuổi, ngày trước nhà anh ở Ba Ngòi vì yêu chị nên anh chấp nhận chuyển về bãi rác ở cùng chị. Bây giờ anh đã có 3 người con, đứa đầu đã đi học. “Mình khổ rồi nên phải cho con cái nó học hành đàng hoàng, không thể để chúng thất học được”, anh tâm sự với nét mặt đậm nét u hoài.



Vì yêu chị nên anh Nguyễn Văn Đông chấp nhận trú ngụ tại bãi rác, làm việc chăm chỉ cũng chỉ mong các con được đi học, có tương lai sáng lạng hơn cha mẹ nó



Chị Thảo tâm sự: Mình hạnh phúc là được, đâu quan trọng người ta làm nghề gì và thân thế như thế nào"


Riêng trường hợp chị Thảo, chị yêu anh Tám là con trai ông Minh. Khi chị đưa anh về ra mắt gia đình, cả nhà phản đối quyết liệt, thậm chí bố chị đã la: Tao đâu phải thiếu thốn gì, dư sức lo cho mày một công việc và tấm chồng đàng hoàng, mắc gì mà đi lấy thằng nhặt rác".

 

La thì la vậy thôi chứ sau khi cấm cản không được, gia đình cũng chấp nhận cho hai đứa lấy nhau và chị chuyển hẳn về bãi rác. Hiện cu Tèo đã gần hai tuổi.

 

Dạo quanh xóm rác, một không khí nồng nặc, đặc quánh của rác, lòng không khỏi lo ngại cho tương lai những đứa trẻ ngây thơ...

 

Mồng 4 tết cả xóm rác cần mẫn nhặt từng túi nilon, từng cái chai nhựa… với hi vọng những ngày tiếp theo rác nhiều và bán được giá.

 

Ra đồng cứu lúa

 

Ăn tết 3 ngày, sáng 17-2 (mồng 4 tết Canh Dần), bà con nông dân bán đảo Cà Mau lại vác cuốc, xẻng ra đồng. Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, không ít nông dân Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... khẩn trương làm đất xuống giống lúa vụ ba.

 


Bà con nông dân Ninh Qưới (Hồng Dân, Bạc Liêu) bơm nước cứu lúa vụ ba sáng mồng 4 tết


Hiện có nơi lúa được hai tuần cho đến 40 ngày tuổi nên sâu bệnh tấn công dữ dội trên những nhánh lúa non. Ở xã An Ninh (Châu Thành, Sóc Trăng), nhiều trà lúa vụ ba bị sâu cuốn lá tấn công tơi tả; có nơi mạ non vàng hoe như lúa đang chín trên đồng vì sâu bệnh tấn công và thiếu nước.

 

Anh Nguyễn Văn Cung ở ấp Châu Thành, xã An Ninh than thở: “Sâu cuốn lá tấn công khoảng một tuần nay nhưng ngày tết bận rộn cúng kiến ông bà, chúc tết người thân nên hôm nay phải khẩn trương ra đồng phun thuốc trừ sâu cứu lúa”.

 

Ở xã An Hiệp, dọc theo đường về Prây Chóp A vang rền tiếng máy bơm nước cứu lúa. Ở đây lúa vụ ba được 40 ngày tuổi đang phát triển rất tốt nhưng chân ruộng gần nứt nẻ sau những ngày nắng nóng.

 

Ông Nguyễn Hoàng Phúc ở ấp Prây Chóp A cùng con trai vác máy bơm cứu 17 công lúa đang “khát” nước gần một tuần nay. Ông cho biết: “Chiều 30 tết định bơm nước cứu lúa nhưng kẹt cúng ông bà. Kênh thủy lợi cũng sắp hết nước nên ăn tết xong tranh thủ bơm nước cứu lúa chớ để một hai ngày nữa bà con trong vùng bơm hết nước thì nguy to”.

 

Cách ruộng ông Phúc non một cây số, vợ chồng anh Sáu Lầu cùng con trai ra đồng dặm lúa sau ba ngày tết sum vầy.

 



Mồng 4 tết cả nhà ông Sáu Lầu ở xã An Hiệp (Mỹ Tú, Sóc Trăng) ra đồng dặm lúa


Sáng mồng bốn tết, ở Tha Na Rộn thuộc vùng giáp ranh hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, nông dân vùng tam giác Ninh Qưới (Hồng Dân, Bạc Liêu) cũng khẩn trương bơm nước cứu lúa vụ ba vì nắng nóng làm ruộng lúa cạn khô, kênh thủy lợi cũng sắp cạn đáy.

 

Lão nông Trần Hòa Thuận ở xã Ninh Qưới cho biết: “Tôi đặt máy bơm nước cứu lúa từ ngày mồng ba vì thấy bà con trong vùng bơm nước lên đồng ồ ạt nên sợ... hết nước. Một ngày bơm nước tốn gần 10 lít dầu để hai ngày nữa trên ruộng có nước mà bón phân cho lúa kịp ngày nở bụi”.

 

Dù sâu bệnh tấn công; nước trên đồng đang cạn dần nhưng bà con nông dân vùng bán đảo Cà Mau đang rất phấn chấn bước vào mùa vụ mới sau ba ngày tết sum họp với gia đình và người thân.

 

Bà con nông dân nơi đây tin rằng năm con Cọp không phải năm nhuận như năm con Trâu vừa qua nên lúa sẽ tiếp tục trúng mùa và bán được giá cao.

 

Khai trương đầu năm bằng những... nồi bắp nấu

 

Lần đầu tiên người dân ở xã An Định (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) chọn khai trương làm ăn đầu năm bằng nồi bắp nấu.

 

Một người phụ nữ ngồi tỉ mẫn sắp những trái bắp to trên cái sàng, sau lưng nồi bắp đỏ lửa, cho hay xưa rày năm nay bắp ngoài soi chín “trùng” vào ba ngày tết.



Chị Thi với nồi bắp nấu đầu năm


Dọc theo tuyến đường ĐT 641 đoạn đi qua xã An Định năm nay nhiều người đi đường thấy hình ảnh "lạ": những bếp nấu dã chiến ven đường rực lửa với nồi bắp nấu lúc nào cũng bốc khói.

 

Chị Nguyễn Thị Thi, đang lúi húi thổi lửa, cho biết Tết Canh Dần năm nay nhiều người dân xã An Định trúng mùa bắp.

 

Sau lũ dọc theo triền soi sông Kỳ Lộ lượng phù sa bồi đắp một lớp dày nông dân gieo bắp, cây bắp vừa bén rễ gặp phù sa tươi tốt phát triển xanh tốt trổ cờ ra trái sớm.

 

Cũng theo chị Thi, bắp chín nhằm vào dịp tết phù hợp với hoàn cảnh gia đình chị. Ban đầu chị Thi không nghĩ ra “cảnh” ngồi bán bắp dọc đường nhưng do đau đáu lo đến ngày con vào Sài Gòn học không đủ tiền cho con nên trong đầu chị “phát hiện” ra điều xưa nay… “chưa một lần bán bắp”.

 

Vì thế cú "làm ăn" đầu năm mùng 2 tết Canh Dần của chị Thi là nồi bắp nấu. “Ráng bán  kiếm tiền để mùng 8 cho con vào Sài Gòn học” – Chị Thi nói.

 

Ban đầu chị Thi suy nghĩ bán lấy ngày, không ngờ gặp may bán chạy vì tết, nhiều người ngán thịt heo, bánh mứt, bắp nấu đã trở nên món ăn “lạ miệng” nên bán chạy. Giá bắp từ 15.000-20.000 đồng/chục, có ngày chị nấu 4-5 nồi, mỗi nồi nửa bao tải bắp.

 

Thấy chị Thi bán được, nhiều người làm theo. Thế là từ chiều ngày mùng 2 tết Canh Dần cạnh tuyến đường ĐT 641 xuất hiện nhiều nồi bắp nấu. Củi nấu bắp là gốc tre khô của những bụi tre đứng ven sông bị cơn lũ dữ đầu tháng 11-2009 bứng lên phơi gốc.

 

Nhặt 3 hòn đá dọc đường kê lên làm ba ông táo, gốc tre và củi rìu nhóm lên chốc lát có một bếp bắ nấu lửa rực hồng.

 

Sáng mùng 4, chị Trần Thị Thanh, một người bán bắp cho biết: mấy ngày tết vừa qua có lúc người mua đắt, chị phải kèm đứa cháu phụ chụm lửa thúc nồi bắp mau chín. Còn con chị và chồng lo bẻ bắp gánh từ soi vào.

Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những ngày mưu sinh mới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI