Những “lối vào lòng đất” sâu nhất thế giới
(19:43:33 PM 18/06/2011)
1. Lỗ thủng khổng lồ tại Guatemala
Một lỗ thủng khổng lồ đột nhiên xuất hiện ở Guatemala vào ngày 24/2/2007 khiến cho nhiều ngôi nhà bị sụt sâu vào lòng đất, nhưng rất may không có ai thiệt mạng. Đây là một lỗ thủng có độ sâu hơn 100m, nằm ở một huyện nghèo của Thành phố Guatemala.
Người dân cho biết, khi hiện tượng này xảy ra, họ thấy trái đất đất bắt đầu rung và có tiếng động lớn vang lên khiến cho nhiều ngôi nhà bị sụp đổ vào lỗ. Nơi xảy ra hiện tượng này bốc lên một thứ mùi rất khó chịu giống như mùi cống ngầm lâu ngày và gây khó thở cho người xung quanh.
Theo các quan chức thành phố Guatemala hiện tượng sụt lỗ này là do rò rỉ đường ống thoát nước làm cho khu vực đất ở dưới bị xói mòn.
2. Hang động chứa đầy khí gas ở Derweze
Năm 1971, các nhà địa chất đã phát hiện một hang động ngầm lớn chứa đầy khí tự nhiên trong khi đang tiến hành khai thác ở làng Turkmenistan của Derweze.
Mặt đất bên dưới giàn khoan đột nhiên sụp đổ, để lại một lỗ lớn với đường kính khoảng 5-10m. Để ngăn chặn khí độc rò rỉ ra ngoài, các chuyên gia địa chất đã quyết định đốt lượng khí độc này để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân trong khu vực.
3. Đập Monticello
Đập Monticello,thuộc về quận Napa, tiểu bang California, được khởi công xây dựng vào những năm 1953-1957 với bề cao 93m, rộng 312m, có 249.000m3 bê tông và chứa được 1,98km3 nước. Hồ Berryessa là hồ lớn nhất ở Hạt Napa, California. Hồ chứa này được tạo ra bởi Đập Monticello, là một hồ chứa cung cấp nước và nguồn thủy điện cho vùng North Bay của Vùng vịnh San Francisco.
Trước khi bị ngập trong nước, Thung lũng Beryessa đã là một vùng nông nghiệp nơi đất đai được coi là một trong những vùng tốt nhất hạt này. Thị xã chính trong thung lũng, Monticello, đã bị di dời qua nơi khác giành chỗ cho xây dựng hồ chứa này.
Việc di dời và bỏ hoang thị xã này đã được các nhà nhiếp ảnh Dorothea Lange và Pirkle Jones ghi lại trong các cuốn sách của họ “Cái chết của một thung lũng”. Việc xây dựng Đập Monticello Dam đã bắt đầu vào năm 1953, và hồ chứa Berryess đã được hoàn thành năm 1963, là hồ chứa lớn thứ 2 ở bang California sau Hồ Shasta.
4. Mỏ Bingham Canyon
Mỏ Bingham Canyon còn được gọi với cái tên khác là mỏ đồng Kennecott . Mỏ này nằm trên dãy núi Oquirrh, Utah thuộc địa phận thành phố Salt Lake City, Mỹ.
Mỏ được xây dựng từ năm 1906, sâu 1.200m, rộng 4.000m và diện tích bề mặt là 7,7km2. Nó là một trong những hố sâu nhân tạo lớn nhất thế giới.
5. Hang đá vôi khổng lồ ở Belize
Hang đá vôi Belize nằm gần trung tâm của Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ, cách khoảng 100km từ thành phố Belize.
Đây là một lỗ tròn màu xanh, nằm dưới đại dương, có đường kính 305m và sâu 123m. Nó được hình thành như một hang đá vôi trong thời kỳ băng giá.
6. Mỏ kim cương Mirny
Đây là một mỏ kim cương nằm ở Mirny, miền đông Siberia, Nga. Mỏ kim cương Mirny sâu 525m và có đường kính 1.200m.
Đây là nơi lần đầu tiên một trong những viên kim cương khối lớn nhất thế giới được phát hiện. Hiện tại mỏ này đã ngừng hoạt động. Khi còn hoạt động thì một chiếc xe tải lớn phải mất 2 giờ đồng hồ để đi từ miệng hố xuống đáy của nó.
7. Mỏ Diavik
Diavik Diamond Mine là một mỏ kim cương nằm ở phía tây bắc Canada. Nó được phát hiện vào năm 2003.
Mỏ Diavik là nơi sản xuất ra 8 triệu carat (tương đương với 1.600kg) kim cương mỗi năm.
8. Udachnaya Pipe
Udachnaya Pipe là một mỏ kim cương ở Nga. Nó được phát hiện ngày 15-6-1955 và được đưa vào khai thác cho tới ngày nay.
Tuy vậy, những người quản lý của Udachnaya Pipe mới đây đã có kế hoạch chấm dứt các hoạt động tại đây vào năm 2010. Sau quá trình khai thác, mỏ kim cương này đã để lại một lỗ thủng to trên bề mặt trái đất với độ sâu 600m.
9. Lỗ hổng Kimberley
Lỗ hổng Kimberley là một lỗ hổng lớn thuộc thị trấn Kimberley, về phía bắc thành phố Northern Cape, một thành phố lớn ở Nam Phi. Lỗ hổng khổng lồ này có chiều sâu 1.230m và có thể chứa được một lượng nước khổng lồ.
Từ năm 1886 đến năm 1914, hơn 50.000 công nhân mỏ đã làm việc trong hố sâu này với cuốc, xẻng. Và họ đã tìm kiếm được 2.722kg kim cương. Hiện tại hố sâu này đang được coi như một di sản của thế giới.
10. Mỏ đồng Chuquicamata
Chuquicamata là một chiếc hố sâu nằm ở Chi Lê. Đây là mỏ sản xuất ra nhiều đồng nhất trên thế giới mặc dù nó không phải là mỏ đồng lớn nhất. Nó có chiều sâu đến 850m.
Chuquicamata là một núi đồng to lớn với những lớp quặng cao 20m lấn sâu vào những sườn núi rộng, từ đây quặng mỏ được vận chuyển dễ dàng bằng đường ray, cho phép khai thác trên một quy mô lớn. Mỗi buổi sáng người ta cho nổ mìn và những cần cẩu khổng lồ bắt đầu đổ đầy quặng vào những xe goòng để chuyển đến những máy nghiền.
Chilê sản xuất 20% lượng đồng của thế giới, và trong những thời kỳ bất ổn, đồng trở nên cực kỳ quan trọng bởi vì nó là chất liệu chủ yếu để chế tạo vũ khí. Vì vậy những cuộc chiến về kinh tế và chính trị luôn xảy ra ở Chilê.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.