»

Thứ bảy, 23/11/2024, 16:28:16 PM (GMT+7)

Những kiếp đàn bà nơi đầu nguồn sông Đà

(19:45:51 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Tây Bắc, với nhiều người, nhất là cánh nhà báo, bao giờ cũng là một vùng đất mê đắm khó lý giải. Hàng chục năm nay, năm nào cũng vậy, tôi đều ít nhất một lần cưỡi xe máy đến một điểm nào đó, thường là sâu, xa và cao nhất của Tây Bắc.

Chuyến ngược sông Đà bằng thuyền từ Bắc Yên (Sơn La) lên tận ngã ba biên giới đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ, trong đó, ám ảnh tôi mãi là những người đàn bà tôi đã gặp. Số phận, cuộc đời họ bấp bênh mãi bên con sông Đà hung dữ.



Tác giả đi thuyền ngược sông Đà. 

12 giờ đêm, tôi vẫn phóng xe máy vượt cầu Tạ Khoa, thuộc huyện Bắc Yên, rồi chạy dọc Quốc lộ 37 lên TP. Sơn La. Đêm tối mịt mùng. Bên con đường chênh vênh trên sườn núi, sát mép sông Đà, xuất hiện một túp lều xập xệ hắt ra chút ánh sáng leo lét. Có tiếng khóc dấm dẳng vẳng ra từ sau tấm liếp mục.

 

Trời mưa tầm tã, tôi đành mở cửa túp lều bước vào. Trong túp lều, người đàn bà đang ôm trong lòng hai đứa con nhỏ, máu loang trên khuôn mặt tím tái. Đó là chị Lường Thị Sỹ, người đàn bà Thái, quê ở mãi huyện Phù Yên.

 

Lấy chồng từ năm 16 tuổi, Sỹ bị chồng đánh đập nhiều năm, gây chấn thương nhiều đến mức bị thần kinh mãn tính. Cháu Thắm, một cô gái mới lớn, đẹp như bông hoa bản Mường cũng bị người cha say rượu dùng chiếc ghế đập vào thái dương làm lún hộp sọ, phải cấp cứu dưới Hà Nội.

 
Lên núi. 

Không chịu được cảnh sống ấy, Sỹ dắt hai đứa con bỏ trốn về xã Mường Khoa (Bắc Yên) và trú ngụ trong một căn lều mục, sát mép sông Đà, do công nhân làm đường bỏ lại.

 

Chiều nay, gã chồng đã đuổi kịp và đánh cho chị một trận tơi bời vì dám bỏ trốn và "rũ" trách nhiệm... nuôi chồng. Đánh đập chán rồi gã bỏ đi uống rượu, hẹn mấy tiếng sau quay lại… đánh tiếp.

 

Không thể ngờ cuộc đời lại có những góc khuất đau lòng đến thế. Trái đất này, trong đêm nay, có bao nhiêu mái nhà có những người đàn bà ngồi khóc trong tuyệt vọng như thế này?

 

Thế là, đêm ấy, tôi ôm một chiếc gậy ngồi ngủ gật ở đầu giường, sẵn sàng bảo vệ người đàn bà nọ. Nhưng cũng may, đêm ấy, lão chồng nghiện rượu lại vũ phu kia không quay lại.

Qua sông. 

Bẵng đi vài tháng, chị Sỹ điện cho tôi bảo rằng, chị đã trốn đến bản Phố, thuộc xã Chiềng Khoa (Bắc Yên), được người dân trong bản thương xót cho đất, dựng nhà giúp, rồi giúp vốn làm ăn. Chị mở quán ăn bên Quốc lộ 37, sát mép sông Đà để phục vụ cánh lái xe đường dài. Được sự bảo vệ của dân bản, gã chồng không dám tìm đến đánh đập nữa.

 

Rồi lại vài tháng sau, chị điện cho tôi với niềm vui khôn tả, rằng có một người đàn ông góa vợ ở TP. Sơn La, thương hoàn cảnh mẹ con chị, đã đưa về ở cùng.

 

Rồi vừa cách đây một tuần, chị lại điện cho tôi trong nước mắt, kể rằng, hóa ra, lão già kia gạ chị bán nhà để cướp tiền của chị. Gã là một tay máu me cờ bạc, nợ nần chồng chất. Khi tiêu hết tiền bán nhà của chị, bố con gã đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà.  

 

Giờ chị Sỹ lang thang ở bến sông hay xó rừng nào, tôi cũng không biết nữa.  
                                      

Vẻ đẹp của thượng nguồn sông Đà. 

Từ bến phà Bắc Uân, tôi tiếp tục thuê một chiếc thuyền mộc khác bé tẹo, dài ngoằng để đi tìm những di chỉ khảo cổ, những hang động, những bãi đá cổ có hình khắc tuyệt đẹp bên sông, những thứ đã sắp chìm dưới dòng nước bạc khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Từ bến phà Bắc Uân đi xuồng ngược sông 25km thì đến huyện lỵ Quỳnh Nhai, huyện xa nhất của tỉnh Sơn La.

 

Hoàng hôn trải ngập những cánh rừng, vách núi hai bên sông. Những mái nhà sàn chìm trong bạt ngàn hoa mận, hoa mơ. Quỳnh Nhai thơ mộng với những thiếu nữ Thái vai trần tròn trịa nô đùa cùng dòng nước xiết cuốn tung bọt trắng xóa. Có cô còn khỏa thân chạy nhảy trên bờ cát trắng, đẹp như tia nắng chiều thuở hồng hoang. Nhưng, rừng núi trinh nguyên như một giấc mơ tiên cảnh bỗng dưng bị "đốn ngã" bằng cuộc tự vẫn của Nguyên!

Tự dựng lán trong rừng để ngủ. 

Thuyền ngược thác. Bỗng từ phía xa, một bóng người lao từ vách đá xuống dòng nước xiết. Con thuyền đuôi én xé nước rú ga chao nghiêng sang tả ngạn. Suýt nữa húc phải một thây người. Giời ạ, một người phụ nữ! Kẻ chìm sông lạc suối được chúng tôi vớt lên. Một cô gái tự tử.

 

Cô gái trẫm mình dưới dòng nước bạc là Nguyên, một thiếu nữ người Thái. Nguyên là bông hoa của bản Mường Chiên, quê hương của những điệu xòe mê đắm lòng người, nơi có bạt ngàn hoa ban trắng như là món quà của trời đất đánh rơi. Tôi đã từng ôm máy ảnh núp trong bụi cây cả tuần để mong chụp được hình ảnh tự nhiên nhất về những thiếu nữ Thái bản Mường Chiên lưng trần đẹp như tiên nữ nô đùa dưới suối.

 

Học xong phổ thông, cô gái ở cuối nguồn con suối Nậm Cỏ bị cha mẹ bắt đi lấy chồng. Buồn quá, em thả đời vào tình dục và ma túy với một gã dẻo mỏ lưu manh làm nghề đào đãi vàng sa khoáng dọc sông Đà.

 

Lênh đênh theo gã lên tận phía thượng nguồn, vàng đâu chẳng thấy, gã vàng da vàng mắt rồi lở loét toàn thân và chết. Gã chết vì AIDS. Em đi xét nghiệm, và biết mình cũng đã bị "ếch vồ".

Lội rừng gặp người bị gấu tát ở ngã ba biên giới. 

Không còn mặt mũi về nhà, Nguyên trốn vào trong một cái hang nông choèn trên vách đá ngay mép sông Đà rồi sống luôn ở đó. Ngày em co mình ngủ trong hang, tối bán thân cho đám đãi vàng trên sông. Em đổ mình vào những mảnh đời vẹo vọ đó được mấy tháng trời thì em nhận ra rằng trẫm mình xuống dòng sông Đà vẫn hơn...

 

Đưa Nguyên về, tôi ở luôn trong hang với Nguyên và cùng nhai bánh mì, chan... nước mắt. Đêm ấy, mưa núi trắng rừng, sấm chớp đùng đùng, tôi và Nguyên ngồi trong góc hang, co ro trong giá lạnh.

 

Cũng trong chuyến ngược sông Đà ấy, tôi còn gặp người đàn bà Thái tên Lò Thị Liêu, ở bản Huổi Hẹt. Chồng Liêu là tên nghiện, gã đã lây cho mẹ con Liêu căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

 

Khi chồng chết, gia đình chồng đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà. Liêu phải bế con vào rừng và làm một cái lán tạm ọp ẹp, rồi mẹ con nằm đó chờ chết.

 
Mẹ con chị Liêu phải chờ chết trong căn lều ọp ẹp giữa rừng hoang thẳm. 

Một vách đá kỹ nữ nhơ nhớp cạn cùng của Nguyên, một túp lều cả máu, cả nước mắt và hẩm phận của mẹ con chị Sỹ, của mẹ con chị Liêu...

 

Vẫn biết đồng tiền của những người làm báo vốn đã nghèo sẽ lọt thỏm xuống dòng Đà giang hôm ấy. Vẫn biết "cây gậy Lục Vân Tiên" cũng chẳng đủ chống lại nạn bạo hành trong gia đình chị Sỹ đêm ấy và rất nhiều đêm sau đó.  

...

Giờ ngồi giữa phố xá Hà Nội, tôi lại cứ lẩn thẩn nghĩ rằng, những thân phận đàn bà tôi gặp trong chuyến đi ấy đang dạt về đâu ?

 



Trong mỗi chuyến đi, những người làm báo mê rừng rú vẫn thường  để lại chút tiền mọn trong những chốn đầy nước mắt ấy.

 

 

 

 

 

 

 

(Theo Phạm Ngọc Dương/VTC News)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những kiếp đàn bà nơi đầu nguồn sông Đà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI