Những đứa trẻ bỗng dưng biết đọc
(19:46:48 PM 18/06/2011)
Dòng sông Ba, Phú Yên là con sông có dòng chảy dài nhất miền Trung, có những đứa trẻ không kể là người Kinh hay người Ê Đê ở vùng đồng bằng Đông Hoà, Tuy An cho đến huyện miền núi sông Hinh, mới 3 - 4 tuổi, vừa biết nói bỗng dưng lại biết đọc. Và lạ thay, khả năng đặc biệt ấy lại trỗi dậy khi các em chưa một lần đến trường...
Cặp song sinh thiếu tháng
Trưa nắng, khi chúng tôi tìm đến nhà của chú bé Nguyễn Văn Phước (
|
PV và hai anh em Phước - Lộc. |
Chúng tôi từ xa đến, thuyết phục mãi chị đồng ý đưa đi gặp các cháu. Vòng vèo trong con đường thôn quê đến hơn 3 cây số, chúng tôi mới đến nhà bà ngoại cháu bé. Nghe tiếng gọi "Phước, Lộc ơi", có hai bóng nhỏ từ trong ngôi nhà cũ chạy vụt ra: "Mẹ về, mẹ về!" rồi phốc lên cổ chị Nhật. Thấy người lạ, hai nhóc "chào cô ạ" và ôm lấy chúng tôi rất thân thiện, đồng thời nói thêm "Thiên Long". Té ra cái áo thun cô bạn tôi mặc có in chữ "Thiên Long" bên góc trái.
Hai anh em sinh đôi Phước - Lộc được chào đời khi chị Nhật mang thai được bảy tháng rưỡi. Lúc mới sinh, hai anh em mỗi đứa nặng chỉ 1,7kg, đầu mềm nhũn và phải nằm trong lồng kính đến 12 ngày.
Hồi đó hai anh em yếu nhớt, hễ truyền thuốc, chích thuốc thì người lại tím ngắt. Bây giờ đầu cậu em tên Lộc bị méo xệch do nằm lồng kính. Thấy tờ báo chúng tôi để trên thềm nhà, Phước nhanh miệng đọc "Khoac học và Đời sống, a, đá banh kìa" rồi cậu chỉ tay vào người mặc áo đỏ có ngôi sao vàng trên ngực áo và lại chỉ vào dòng chữ ở trang bìa mà đọc.
Chúng tôi chỉ tay vào những dòng chữ nhỏ hơn, cả Phước và Lộc đều đọc: "Cánh cửa tri thức - Nấu ăn ngon hơn nhờ đèn bếp", "Nhà sư môi trường Nguyễn Đức Vân: Sống trong rừng tôi học được rất nhiều điều" và hai cậu còn giành nhau tờ báo.
Tôi lại chỉ tay dần lên những con số trên tờ báo, Phước lại đọc "Năm thứ năm mươi, thứ bảy ngày mười một tháng tư năm hai ngàn không trăm không chín, số bốn bốn, hai hai năm tám", rõ ràng từng con số một.
Khả năng kỳ lạ
Cô bạn tôi khoái chí trước hai cậu bé kỳ quặc này nên lại tiếp tục thử bằng cách lôi ngay tờ Tạp chí Thế Giới Mới vừa đổi khổ ra. Nhác thấy cuốn tạp chí, hai anh em lại giành nhau, "xe đạp kìa". Thì ra trang bìa Thế Giới Mới có hình ảnh một cụ già đang đạp chiếc xe đạp. Lật vào trang trong, các cậu reo lên "cầu thủ đá banh" khi nhìn thấy một cầu thủ mặc đồ đỏ đang dùng chân chuẩn bị sút trái banh.
Cháu Nguyễn Thị Cẩm Quyên và bà . |
Ở mục Góc nhìn, Phước lại đọc "Câu hỏi lớn từ con số nhỏ - TS Hồ Thiệu Hùng". Tôi ngạc nhiên chỉ tay vào chữ "TS" bảo Phước đọc lại thì bé lại đọc "Tiến sĩ". Rồi bé lại đọc tiếp khi chúng tôi lật ra cuối tờ tạp chí "Khi yêu thương là khi tôi có thể (Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Kim Đồng 2009), từ NXB viết tắt, Phước vẫn đọc ra... Nói chung là bất kỳ từ tắt nào Phước cũng đọc được.
Chẳng những thế Phước còn đếm được từ 1-100 và đọc ngược từ 100 trở về 1, đọc cả những chữ số hàng nghìn. Phước đọc vanh vách, không vấp váp một từ gì.
Trong quá trình nghe cháu đọc, chúng tôi thấy cháu phát âm chưa tròn vành, rõ chữ cho lắm và giọng điệu đọc của cháu lại có âm điệu của người ở phía Bắc. Đặc biệt, trong lúc đọc sách báo, cháu lại phân biệt rất rõ những từ có âm cuối là n, ng rồi nguyên âm ê, ơ...
Còn bé Nguyễn Văn Lộc tuy không bằng người anh song sinh nhưng cậu cũng đọc chữ tiếng Việt rất khá, cũng biết đếm từ 1 đến 100. Ông Võ Hữu Cảnh - ông ngoại hai cháu - xoa đầu Phước nói: "Hai cái thằng nhóc này lạ lắm! Ba tuổi chẳng biết nói năng là cái chi. Sau đó rồi bập bẹ từng từ, rồi đùng một cái nó lại nói một hơi.
Số là hôm đó là cuối năm 2007, cả nhà nội nó, gồm các anh em ba nó, bà ngoại thứ, chú nó..., đám giỗ xong rồi lại tập trung chơi bài uống nước với nhau.
Hai thằng nó lòng vòng ở quanh, rồi tự nhiên thằng Phước cầm những con bài tây lên đọc từng con số ngon ơ, chỉ có những con A, J, Q, K nó không biết đọc như từ thông dụng mà người lớn thường gọi, nên nó đọc theo chữ cái. Mọi người đều giật mình, họ gọi tui xuống, nó đếm một lèo từ 1 - 100 luôn.
Tui bảo mọi người bỏ thử băng Karaoke vô xem sao. Vậy là bài nào nó cũng hát ngon lành, theo đúng nhịp, đúng chữ, cũng "hò ơ hò"...
Đặc biệt nó rất khoái bài "Đồng lúa Tuy Hoà". Rồi sau đó không lâu, cả nhà đang xem dự báo thời tiết, Phước bỗng nhiên lại đọc tên các tỉnh, thành phố trên bản đồ nữa chữ. Thằng Lộc cũng hát được nhưng không theo kịp chữ. Giờ cứ mở Karaoke lên là hai thằng cứ châu đầu lại hát, mà tụi nó khoái coi đá banh lắm nghen".
Chơi với Phước, Lộc cả buổi, chúng tôi nhận thấy Phước có tính nhường nhịn hơn, còn Lộc thì muốn cái gì là giành cho bằng được. Hỏi Phước lớn lên thích làm gì, Phước bảo thích làm công an, còn Lộc thích làm bác sĩ chích thuốc. Nhà của Phước - Lộc rất nghèo, mẹ làm ruộng, còn cha - anh Nguyễn Thái Bình (34 tuổi) đi làm thợ mướn cho người ta.
Chị Nhật nói: "Nghèo quá, có sữa xiếc gì cho tụi nó uống thêm đâu. Toàn là ăn sữa mẹ không hà. Thời gian gần đây, thấy mấy cháu có khả năng lạ nên hàng xóm cũng thương rồi quyên góp ít tiền cho tui mua sữa bồi dưỡng thêm cho tụi nó đó chứ. Chúng tôi cũng chẳng dám dạy thêm cho tụi nó thứ gì đâu. Con nít mà, cứ để nó phát triển tự nhiên chứ ép quá không tốt. À, mà thằng Phước cũng lạ lắm nghe. Cái gì cũng phát một thôi. Nó nói gì một lần, ai nghe nghì nghe, nó hiếm khi nói lại lắm. Ai nói gì một lần thì nó làm, mà nhắc đi nhắc lại thì không làm đâu nghe"...
Chơi với Phước, tôi còn biết Phước còn nhớ rõ các chương trình chiếu hàng ngày trên ti vi theo từng ngày trong tuần là gì.
Thuộc làu bảng cửu chương
Rời nhà anh em Nguyễn Văn Phước, chúng tôi tạt sang nhà cháu Nguyễn Thị Cẩm Quyên (năm tuổi) ở cùng thôn. Cô bé này cũng con nhà nghèo, mẹ đi làm hột điều, cha cũng làm mướn. Cô bé có nước da ngăm đen, đôi mắt hơi bị mại một chút. Anh Nguyễn Văn Chẩn - ba bé cho biết: "Con bé sinh già tháng gần 20 ngày. Cũng có nói năng gì đâu. Tự nhiên ba tuổi lại cầm micro hát ngon lành. Con chị đưa sách là nó đọc ro ro. Tuy nhiên, nó lại chưa đọc rõ các dấu".
Qua thử tài, chúng tôi thấy đúng như lời anh Chẩn nói. Bé Quyên chưa đọc rõ dấu sắc, huyền. Chẳng hạn chữ "Bính" thì bé đọc "Bình"... Bé chưa đọc được các từ viết tắt như Phước. Bé cũng biết đếm từ 1 - 100, đọc thuộc cửu chương 2, làm được những phép cộng đơn giản, hát hay và múa rất đẹp. Bé thích hát bài "Cu tí".
Ngoài ra, tại TP Tuy Hoà - Phú Yên còn có bé Nguyễn Anh Quốc ( 19/2/2005) thuộc làu bảng cửu chương từ 2 - 9. Hỏi bất cứ phép nhân nào trong bảng cửu chương là cậu trả lời không cần suy nghĩ. Cậu đọc được nhiều loại chữ in trên giấy với nhiều phông chữ khác nhau, thậm chí cả những chữ thư pháp tiếng Việt viết thật ngoằn ngoèo. Chị Đặng Thị Bích Thơm - mẹ cháu - cho biết: "Quốc có trí nhớ tốt và nhanh lắm, lại nhớ lâu nữa. Quốc nhớ rất logic và rất có hệ thống y như người lớn dzậy. Nó còn bảo người ta nói chậm số di động, đọc hai lần để nó tự đọc lại dãy số đó, không được ai nhắc chừng à nghen"..
Chuyện về những đứa trẻ bỗng dưng biết đọc ở sông Ba - Phú Yên không chỉ giới hạn ở người Kinh mà tận trên buôn Ken, xã Ea Bá huyện Sông Hinh xa xôi kia còn có cậu bé Kso HQuyn (19/8/2003) - người Ê đê cũng biết đọc. Các cháu này có điểm chung là con nhà nghèo, biết đọc sớm và thích hát karaoke...
(Theo Khoa Học&Đời Sống)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.