Nguyên Bộ trưởng Thuỷ sản, ông Tạ Quang Ngọc:“Tôi rất khổ tâm khi người khác hiểu nhầm...”.
(19:45:57 PM 18/06/2011)
ĐỜI THƯỜNG CỦA NGUYÊN BỘ TRƯỞNG...
Có người gặp nguyên Bộ trưởng Thuỷ sản lang thang ở các hiệu sách?
Tôi thường dạo chơi khắp nơi, nhưng thường mua sách ở Đinh Lễ, ở đó sách vừa rẻ vừa đa dạng. Sách ở đó là một thế giới có nhiều thực đơn để mình lựa chọn, hợp với túi tiền của mình. Tất nhiên, nói thú vui là sự tìm tòi, nhưng nhiều khi tìm chưa chắc đã thấy ngay mà hàng vạn cái tìm mới thấy có một cái. Cái đó nó phải dựa vào trí tuệ và sự trải nghiệm. Nhiều khi mình trải nghiệm nhiều rất có ích cho trí tuệ, và có trí tuệ rất có ích cho sự trải nghiệm.
Ông có một thời gian tự học và gặt hái được nhiều thành công. Nếu chia sẻ với người trẻ, ông sẽ nói gì?
Nói chung cuộc đời nó phải có một sự trải nghiệm, học mà không trải nghiệm thì vô nghĩa lắm. Có người học mười biết một, có những người học đến đâu biết đến đó. Quan trọng nữa là có những người biết đến đâu thực hành đến đó, đó là những người học rất cao. Tôi rất chuộng những người học ít biết nhiều và ứng dụng thành công các kiến thức đã học để làm việc. Khi tôi học ngoại ngữ hoặc bất cứ cái gì, tôi cần để làm việc gì thì tôi học cái liên quan đến nó. Hay ngày xưa đi dạy học cũng vậy thôi, cần đọc sách bằng tiếng nào thì phải học ngoài ngữ để hiểu được cuốn sách mình muốn đọc. Kể cả lúc làm Bộ trưởng cũng vậy, tự học là một việc không ngừng.
Ông bận rộn như thế thì học vào thời gian nào?
24 tiếng của một ngày đó chỉ là một khung của thời gian, nhưng sự sắp xếp thời gian lại phụ thuộc vào mình, và mình có thể làm hai ba công việc cùng một lúc. Tôi ví dụ: Người ta tập thể dục rất nhiều, phải mất thời gian, nhưng tôi thấy không nhất thiết phải mất quá nhiều thời gian đến thế, mình có sức thì đi bộ lên cầu thang, vừa suy ngẫm vừa kết hợp tập thể dục. Lúc đó mình có thể đến trao đổi với anh em để biết thông tin. Trong việc học, nhiều lúc việc nhớ bằng những sự va chạm, không có va chạm sẽ không nhớ được, đặc biệt là ngoại ngữ.
Như thế thì chắc hẳn ông là người khó tính lắm khi tuyển mộ người tài, đặc biệt là người trẻ?
Nói chung công tác cán bộ là có quy trình thủ tục cả. Tất nhiên trong công tác cán bộ cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa. Đã vào làm công việc là phải có bản lĩnh, có trí tuệ, có phẩm chất... thì dù trẻ hay lớn tuổi cũng phải bảo đảm những tiêu chuẩn đó. Tất nhiên là những đồng chí trẻ phải ưu tiên rất nhiều.
Được biết, ông cống hiến lớn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm từ nông-thuỷ-hải sản?
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chúng ta vừa ra khỏi thế cấm vận, tham gia vào chính trường quốc tế trong bối cảnh rất hạn chế. Đúng lúc đó chúng ta tiếp cận với tiêu chuẩn Hap-xát (một tiếp cận mới về mặt quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm). Chính lúc đó tôi đi học tiêu chuẩn này, sau đó về triển khai ngay và chính cái đó đã tạo ra một hệ thống quản lý về chất lượng lúc bấy giờ. Đó là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Bây giờ, việc sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp thì vấn đề an toàn vệ sinh và vấn đề môi trường gắn bó rất chặt chẽ. Điều này tạo đà cho sự phát triển bền vững. Bây giờ chúng ta vẫn đang tiếp tục làm những công việc này.
Đến bây giờ ông nghĩ còn thấy tiếc nuối việc gì chưa làm được cho ngành thuỷ sản ?
Tôi nghĩ có những việc chưa làm được trên những việc đã làm được, nhưng cũng có những điều mình muốn làm nhưng chưa được. Tôi hy vọng những người kế tục mình sẽ làm được những việc đó.
Nếu tiếp tục làm cương vị Bộ trưởng thì việc đầu tiên ông làm cho ngành thuỷ sản là gì?
Tôi đã nghỉ rồi nên xin phép không trả lời câu đấy.
Khi nghỉ hưu người ta thường người ta lựa chọn hai việc: Một là làm thơ, hai là làm kinh tế. Sự lựa chọn nào phù hợp nhất với ông?
Với tôi, tôi sẽ đi dạy học. Mình sẽ làm công việc truyền tải tri thức, chắc công việc này sẽ có ích hơn và phù hợp với tôi hơn. Tuy nhiên, trước mắt, tôi sẽ nghỉ ngơi đã. Khái niệm "nghỉ" với tôi cũng là tương đối thôi. Đã là con người bao giờ cũng phải nghĩ mình phải làm gì để có ích cho xã hội. Phải liên tục đào tạo lại mình về những gì mà mình chưa có, và phải sử dụng những gì mà mình đã có. Mình phải hướng vào để làm những công việc đó, một phần là cho xã hội, một phần cho bản thân mình.
Sinh ra trong một gia đình có rất nhiều người nổi tiếng: Thân phụ ông là nhà báo Quang Đạm rất nổi tiếng; còn bác ruột của ông là GS Tạ Quang Bửu. Chắc ông phải chịu nhiều áp lực lắm?
Tôi nghĩ rằng, con người tôi chịu áp lực với những khát khao, hoài bão của chính mình, trăn trở với những điều mà mình chưa làm được với xã hội. Còn gia phong nhà mình tạo cho tôi một nền để phấn đấu, chứ áp lực thì chắc là không có. Khi nào mình cảm thấy khao khát không còn là áp lực nữa thì hãy nghĩ lại chính mình. Ngày xưa ông Bửu viết mấy chữ để lại cho con cái sau này là “Phụ giáo tử đăng khoa” (bố dạy con để thành đạt). Tôi nghĩ ngày xưa khó như vậy mà các cụ còn làm được, còn mình bây giờ được đi học ở trong nước, rồi nước ngoài... Vậy thì tại sao mình không thể nối tiếp được?. Tôi chỉ nghĩ như vậy thôi!
VÀ SUY NGHĨ VỀ MÌNH....
Ông nghĩ sao khi có người nói rằng ông là người không quyết đoán?
Có một số công việc tôi không quyết đoán, nhưng khi đã đi vào việc cốt tử thì phải quyết để làm cho kỳ được. Quan trọng là đừng có nhầm lẫn giữa việc cốt tử và việc không cốt tử. Cái đó không phải là để ngụy biện hay thanh minh điều gì đâu. Nói thật, con người của tôi là luôn luôn mềm mỏng và tôi tự hào về điều đó. Chính vì vậy mà tôi thấy cái gì biết nhịn, cái gì biết nhường. Trong công việc, việc ở cấp nào thì để cấp đó quyết cấp và chịu trách nhiệm, không nhất thiết là mình việc gì cũng quyết, cũng ôm đồm.
Ông đã bao giờ bị người khác hiểu lầm chưa?
Tôi nghĩ là nhiều. Tất nhiên cũng có người nghĩ rằng "không có lửa thì làm sao có khói", nhưng cũng có cái người ta hiểu nhầm là hoàn toàn không có lửa mà... lại có khói. Trong công việc cũng như trong đời thường, tôi thường bị hiểu nhầm. Người ta hay nói tôi là con người cả nghĩ, vì vậy tôi rất khổ tâm khi người khác hiểu nhầm.
Ông có hay bị khổ tâm như thế không?
Khổ tâm triền miên. Nhất là không làm được tròn trịa những việc mà mình muốn (theo cách hay nhất). Nó day dứt lằm, kéo dài lắm. Tất nhiên nếu cộng lại mọi thứ thì có bảng thành tích cũng khá. Còn trên mặt phẳng thành tích đó vẫn còn có không ít điểm lỗ chỗ. Vẫn có những lỗ hổng, những lỗ hổng đó cần phải có sự điều chỉnh.
Phải thế mà trong công việc ông thường dễ bị hiểu nhầm?
Ở vị trí của tôi thường bị hiểu nhầm trong công việc lẫn các quan hệ. Nhiều người nghĩ rằng tôi có ưu ái với người này, người kia... thì ngay lập tức tôi phải nhìn lại mình, nhất là ở vị trí của một người cầm cân nảy mực, phải huy động trí tuệ của mọi người. Tôi rất ghét những việc quanh co, mập mờ.
Khi một ai đó không hiểu ông, ông thường làm gì?
Thực ra, thanh minh là hạ sách. Nhưng tôi vẫn cố gắng làm cho người ta hiểu mình, cố gắng bằng hành động của mình làm cho người ta hiểu. Việc đầu tiên là việc quyết liệt với chính mình. Không quyết liệt với mình thì chẳng quyết liệt được với ai cả. Khổ tâm nhất là những lúc mình không làm được việc dù bất cứ lý do gì, việc không xong là buồn lắm.
Lần đầu tiên, ông nghe thông tin lên giữ chức Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, cảm giác của ông thế nào?
Thực ra về công tác cán bộ đã có quy trình thủ tục cả rồi. Tôi trưởng thành từ một anh cán bộ bình thường, lên trưởng phòng, rồi vụ phó, quyền vụ trưởng, vụ trưởng, thứ trưởng rồi lên bộ trưởng. Đại hội VIII(cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1996), tôi được bầu vào Ban chấp hành Trung ương thì các thì cũng có nghĩa là tôi sẽ được giao để đảm trách công việc của Bộ Thuỷ sản. Cũng đã có sự chuẩn bị rồi. Cho nên, với tôi thông tin làm bộ trưởng không bất ngờ lắm.
Với ông, kỉ niệm đầu tiên khi làm Bộ trưởng là gì?
Ngày 06/11/1996 thì Quốc hội thông quan danh sách Chính phủ, thì ngày 05/11 tôi đi công tác ở Hoà Bình, khi đi qua ngầm bất ngờ cả xe lẫn người bị nhấn chìm xuống dòng nước đang chảy xiết, tôi và các cán bộ phải đạp tìm cách thoát khỏi xe. Bữa đó coi như được tắm rửa sạch sẽ. (Cười). Cho nên khi làm Bộ trưởng tôi nghĩ mình có thể yếu mặt này, mặt kia nhưng luôn luôn phải "sạch sẽ".
Đến bây giờ ông vẫn cảm thấy mình "sạch sẽ"?
Không, tôi không dám nói hoàn toàn. Nhiều khi nói chữ "sạch" chỉ có thể là tương đối thôi. Thực ra, tư duy và hành động của mình sạch, lời nói của mình sạch. Sạch không phải chỉ là không tham nhũng đâu. Những việc không làm được của mình nhiều khi nó cũng gây ra những hậu quả không sạch. Nhiều khi mình rất muốn làm nhưng mà mình không thể làm được thì rõ ràng là hậu quả công việc đó cũng có thể dẫn đến không sạch. Nêu cái ý đó thì người ta còn thương được cái sự không sạch, còn cố tình làm không sạch thì điều đó là không được.
Xin cảm ơn ông!
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguyên Bộ trưởng Thuỷ sản, ông Tạ Quang Ngọc:“Tôi rất khổ tâm khi người khác hiểu nhầm...”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.