Người tự dùng dao mổ thận- Chuyện phản khoa học
(19:41:15 PM 18/06/2011)
Vết thương ở lưng, nơi ông Nguyễn Hai kể là tự ông dùng dao rạch vào để lấy sỏi từ thận ra. Ảnh: H.V.M
Nghe chuyện ai cũng thán phục, ngưỡng mộ... Thậm chí có người còn so sánh sự can đảm của ông như một huyền thoại!
Chuyện như... phim kiếm hiệp
Người đàn ông ấy tên là Nguyễn Hai, năm nay 77 tuổi, đang cùng sống với vợ là bà Trần Thị Khướu, 75 tuổi ở thôn Xước Dũ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Chuyện giữa ông và tôi bắt đầu từ việc ông tự dùng dao mổ thận mình để lấy sỏi. Chỉ có một vài chi tiết khác biệt, nhưng tựu trung cũng giống như thông tin mà một số tờ báo đã kể trước đó.
Mười sáu năm trước, gia đình ông Nguyễn Hai sống tại đội 6, thôn Long Hồ, xã Hương Hồ. Thời điểm đó, ông thân mang trọng bệnh (bệnh sỏi thận nặng, đã phẫu thuật nhưng bị tái phát), nhà lại không có tiền. Tiên lượng thấy mình khó sống được lâu, ông quyết định một mình lên vùng núi Xước Dũ, vốn là nghĩa địa của xã Hương Hồ lập một cái chòi để nằm chờ chết nhằm khỏi phiền hà đến bà con, xóm làng. Một thời gian sau, bà Khướu vợ ông, cũng không đành lòng nên bỏ nhà lên chòi ở với chồng
Hai vợ chồng ông sống lay lắt như vậy cho đến một bữa trưa của năm 2005. “Thời điểm đó bệnh của tui rất nặng, mấy viên sỏi trong thận hình như bung mủ, sau lưng của tui nổi lên một cục u rất to khiến tui ngày đêm đau đớn quằn quại như có ngàn kim chích. Đến một ngày không thể nào chịu nổi nữa, tui nghĩ thôi thì đường mô cũng chết nên làm liều”, ông nhớ lại.
Sự làm liều như ông nói là nhân một hôm vợ ông có người gọi đi làm thuê đến mấy ngày liền không về, thế là “tui ngồi trước chiếc gương, lấy chiếc quần dài đưa lên miệng ngậm chặt để khỏi cắn phải lưỡi rồi nhắm mắt, hai tay sờ vào sau lưng, lấy lưỡi lam rạch mạnh vào chỗ đau. Tui lấy thêm chiếc dao cau khoét sâu và rộng vào chỗ rạch, rồi dùng tay móc ra được ba viên sỏi, hai viên nhỏ và một viên to bằng cái ly uống trà. Máu tươi và mủ lẫn lộn chảy lênh láng khắp chỗ ngồi. Sau đó tui nằm úp chổng mông, dùng nước lạnh xối liên tục vào vết thương. Tui xối như rứa từ 12h trưa cho đến 5h chiều, cho đến khi từ vết thương không chảy ra máu đỏ nữa mà chảy ra máu vàng thì tui biết là đã cầm được máu”.
“Sau đó vì kiệt sức nên tui nằm bất tỉnh dưới đất đến 3 giờ sáng thì tỉnh dậy, thấy bụng đói cồn cào thì biết là mình còn sống nên lết ra bếp vo gạo nấu cháo ăn. Tui còn nhớ là tui ăn ngon lành hết nửa nồi cháo. Sau lần mổ, tui nằm liệt giường mấy tháng liền và vết thương tự lành dù tui không may lại, không dùng thuốc hay thứ chi khác”, ông vừa kể vừa vạch lưng cho tôi xem một vết thương lõm sâu, dài khoảng 4cm theo chiều đứng. “Thế mấy viên sỏi mà ông lấy ra từ vết thương giờ ở mô?”, tôi tò mò hỏi. Ông Hai vò đầu giọng tiếc rẻ: “Tiếc quá, mấy ngày sau, trong lúc tui đang nửa mê nửa tỉnh thì có mấy đứa trẻ hàng xóm đến chơi, thấy mấy viên đá lạ nên chúng đã đập nát. Chúng đập ngay trước mắt mà tui không có sức để can ngăn”.
Dứt chuyện tự mổ lấy sỏi, ông còn kể thêm cho tôi nghe rất nhiều chuyện “lạ đời” khác. “Không biết răng trong bụng tui chỗ mô cũng thấy sỏi với sỏi. Tui nhớ có lần cách đây hai năm, tự dưng tui thấy khó thở, nằm liệt giường mấy ngày liền không ăn uống. Trong lúc tui nghĩ đến chuyện chết thì tự nhiên hắt hơi một cái, từ trong họng tui... bắn ra một viên sỏi to như ngón tay. Sau đó tui thở và ăn uống lại bình thường”.
Không có cơ sở khoa học
Phần ruột lòi ra do thoát vị bẹn tạo thành khối u hơn 1kg trước bụng ông Hai. Ảnh: H.V.M |
Thấy chuyện ông Hai kể khó tin và hoang đường, tôi đã đi xác minh chính quyền địa phương và người dân có liên quan ở xã Hương Hồ. Rất tiếc là mọi người, kể cả vợ ông đều chỉ “nghe kể” chứ không ai chứng kiến tận mắt. Đem chuyện tự tay mổ thận lấy sỏi của ông Hai đi hỏi các bác sĩ chuyên ngành, chuyên gia ngoại khoa ở Bệnh viện T.Ư Huế và Đại học Y - Dược Huế, ai cũng lắc đầu cười và cho rằng chuyện không thể nào có bởi không có cơ sở khoa học. “Chuyện một người tự dùng dao để rạch da thịt mình là rất hiếm, nhưng có thể có. Chuyện một vết thương mổ nhưng không khâu, không dùng kháng sinh nhưng vẫn lành cũng là chuyện hiếm, nhưng có thể xảy ra.Tuy nhiên việc tự dùng dao để tự mổ thận mình, sau đó lấy ra mấy viên sỏi, hay dùng nước xối vào vết thương mấy giờ đồng hồ liền để cầm máu là chuyện hoang đường, phản khoa học, không thể nào có được. Việc này chỉ có mấy người bị bệnh hoang tưởng mới nghĩ ra được”, một bác sĩ khẳng định. Khi xem ảnh tôi chụp vết thương của ông Hai, một chuyên gia ngoại khoa phỏng đoán: “Có thể đó là một áp xe quanh thận bị vỡ ra ngoài để thoát mủ. Cho nên việc ông Hai dùng dao để rạch vào đó để lấy ra viên sỏi chỉ là sự trùng hợp, bởi nếu ông không can thiệp thì áp xe cũng sẽ tự vỡ ra. Còn chuyện tự mổ vào thận là chuyện hoang tưởng”.
Chuyện vừa tạm ngừng, anh Tuấn, cán bộ xã Hương Hồ, người dẫn đường cho tôi đứng dậy rủ tôi đi một vòng quanh nhà rồi thì thầm: “Vợ chồng ông Hai là một trong những điển hình về nghèo của Hương Hồ đó anh”. Mà không cần anh Tuấn nhắc, chỉ cần nhìn vào ngôi lều ọp ẹp, tối tăm và bên trong không có vật dụng gì đáng giá ngoài cái giường gỗ của hai người thì cũng biết. “Mỗi khi trời mưa to, hai vợ chồng tui dù ngồi trong nhà nhưng mỗi người phải mặc thêm một cái áo mưa vì mái tranh chỗ nào cũng dột nát”, bà Khướu kể. “Tui thì coi như bỏ đi vì đau ốm quanh năm nên không làm chi được. Mấy chục năm ni, miếng ăn của hai vợ chồng chỉ trông chờ vào việc đi làm mướn, trông con thuê... của vợ tui. Trong vườn có nuôi được mấy con gà, nhưng ngay cả trứng cũng không dám ăn vì phải để dành bán mà trả tiền điện hàng tháng”, ông Hai tiếp lời, giọng buồn bã.
Nghe vậy, chị Xuyến, một người hàng xóm im lặng nãy giờ bỗng dưng lên tiếng, chị mắng: “Có ai cấm ông ăn gà, ăn trứng mô mà chừ ngồi rên?”. Rồi chị dịu giọng với tôi: “Nói rứa thôi chứ tội nghiệp lắm. Mấy tháng ni bữa đói bữa no vì mệ (bà Khướu) bữa ni già rồi nên không làm được gì nhiều. Hai vợ chồng ông mệ có một đứa con gái, nhưng do lấy chồng xa, nhà lại... nghèo, khó khăn hơn cả ông mệ nên không về “báo” đã là may...”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.