Người thu gom vàng của vua Hàm Nghi
(19:36:44 PM 18/06/2011)
Ông Nguyễn Văn Triều tại một hội nghị ngành năm 1962
Ông Nguyễn Văn Triều cùng các cộng sự thu gom được 113 kg vàng nộp cho Ngân hàng khu. Trong tổng số đó có nhiều loại khác nhau. Loại nhỏ và nhiều là tiền đồng được ghi bốn chữ Hán có đường kính khoảng 0,025m, dày 0,001m. Loại đồng tiền to cỡ 1 lạng, loại 5 lạng như thẻ bài ngà của các quan và loại lớn 25 lạng. Tất cả đều có khắc bốn chữ “Hàm Nghi Kim Bửu”.
Lần tìm nguồn gốc
Theo lời kể người con trai cụ Nguyễn Văn Triều, lúc còn sống, cụ thường kể cho con cháu nghe về chuyến công tác đặc biệt của mình và những tình tiết liên quan đến việc phát hiện và tìm ra nơi chôn cất vàng vua Hàm Nghi.
Hơn nữa, tham khảo cuốn Hồi ký của ông Triều để lại, có đoạn viết: “Tìm hiểu trong dân thì lúc bấy giờ có một cụ già đã 80 tuổi, cụ nói: Năm Ất Dậu trước, kinh thành Huế thất thủ, lúc ấy tôi đã 10 tuổi. Một buổi sáng sớm thấy ngựa voi, lính tráng tán lọng đi vào thôn, mọi người hoảng sợ bỏ chạy vào rừng, quan quân tầm nã bắt được 30 người dân lực lưỡng.
Sau đó, bắt họ đào hố gần gốc cây cổ thụ, đào sâu xuống tận đáy khe rồi đổ vàng xuống đó chôn, đầm nện kỹ, xóa mọi dấu vết. Để giữ bí mật, tất thảy 30 người dân trên đều bị giết chết. Thế là biết có vàng chôn nhưng không biết chỗ nào. Qua 70 năm mưa lụt, nước lũ xói mòn, gốc cây cổ thụ cũng bị cuốn trôi, đất đá xói hết vàng mới lộ ra”.
Việc phát hiện ra vàng của vua Hàm Nghi cũng được ông Triều ghi chép lại tỉ mỉ như sau: “Theo tập quán thôn Cát Đặng, lúc sáng sớm, đàn bà, con gái cả thôn xuống khe mò cua, bắt cá (vì sáng sớm còn lắm sương mù chưa đi làm được). Một cháu nhỏ của một gia đình cuối xóm nhặt được một đồng tiền vàng mà cháu không biết là thứ gì, cháu chạy lại hỏi bố thì bố biết là vàng. Rồi ông bố liền bảo con trai xuống suối mò cua bắt cá như thường lệ. Còn hai vợ chồng thì dùng quang gánh xuống khe đào vàng rồi khiêng lên nhà giấu kỹ.
Các nhà xung quanh thấy hai vợ chồng khiêng gì mà đã 6, 7 lượt, sinh nghi nên họ chạy đến xem. Hai vợ chồng mới nói là không biết thứ gì. Lúc đó, dân làng mới thét lên là vàng, vàng của vua Hàm Nghi. Cả làng tập trung đào bới...
Để giữ kín việc này, họ góp nhau, người nhiều kẻ ít, ủng hộ cho tổ chức nông hội của thôn để làm quỹ. Do nông hội thôn sợ bị kỷ luật nên mang cả ki lô vàng về báo cáo Huyện ủy, Huyện ủy báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Liên khu.
Còn việc phát hiện vàng ở Khe Ve là do ba anh em làm nghề đánh cá trong thôn này phát hiện trong một lần đi nương rẫy. Trong khi đào tìm kiếm vàng bị lộ, thế là cả xóm, cả thôn, người ở các vùng lân cận khác biết kéo đến đào bới theo.
Đáng chú ý, có một người ở tận Hà Nội bí mật vào thu mua được hơn 1kg vàng, nhưng sự việc bị lộ phải đem nộp trở lại, người này tiếc quá về sau phát bệnh. Tuy nhiên, người này mới mua chưa kịp trả tiền nên cũng không thiệt hại gì”.
Người con trai của cụ Triều tại căn nhà của cụ.
Mua vét hàng ở chợ... để thưởng cho nhân dân
Sau khi áp tải số vàng trên ra nộp cho Ngân hàng Khu an toàn, Khu thưởng cho hai tấn thóc và một triệu đồng bạc tài chính để vào mua quà thưởng cho dân. Vậy là một Hội đồng khen thưởng ngay lập tức được thành lập.
Hội đồng thành lập xong triển khai ngay một chiến dịch mua vét hàng hóa ở chợ Đồng Hới (Quảng Bình) như đồ len, áo len, chăn len, vải trắng vải đen... mua sạch cả chợ đem biếu cho dân. Nông dân thì được thưởng trâu cày kéo, người làm nghề đánh cá được thưởng thuyền, lưới... Đặc biệt, có một bà cụ được thưởng một cỗ quan tài để lo hậu sự sau này; còn lại tổ chức một bữa liên hoan linh đình cho nhân dân hai xã.
Hoàn thành công việc được giao, ông Triều trở ra Bắc và tiếp tục giữ thêm nhiều chức vụ khác mà Đảng và Nhà nước phân công cho đến khi về hưu, sống cuộc đời thanh đạm. Năm 1997, Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ tặng cho ông năm triệu đồng sửa sang lại căn nhà tranh đã xuống cấp mà ông đang sống. Một năm sau thì ông mất…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.