Người rừng sống giữa bầy gấu hoang trên nóc nhà Đông Dương
(19:49:02 PM 18/06/2011)
Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi bỏ đi...
Thôi miên gấu
Hồi ông Trần Ngọc Lâm bò lên đỉnh Fansipan, đại ngàn Hoàng Liên Sơn gần như chưa có dấu chân người. Ngoài kiểm lâm tuần rừng, thi thoảng mới có vài ông Tây mê leo núi, dùng bản đồ, la bàn để xác định phương hướng lần mò lên đỉnh Fansipan từ phía bản Cát Cát.
Ông Lâm chặt trúc, dựng lều giữa rừng. |
Ngày đó, rừng núi mịt mùng, rất khó đi, nên ít có người dám chinh phục “nóc nhà Đông Dương”. Bản thân ông Lâm đã từng gặp một xác chết ở khe núi là do bị rơi từ trên cao xuống.
Đến bây giờ, ông Trần Ngọc Lâm vẫn còn sởn da gà khi nghĩ lại buổi đầu tiên gặp con gấu ngựa nặng cỡ tạ rưỡi. Hôm đó, vào buổi sáng, khi vừa lợp xong mái che, ông Lâm ngồi trên tảng đá trước hang thiền định.
Đang tập trung tư tưởng thì ông giật mình bởi tiếng gừ gừ. Mở mắt, ông kinh hãi khi thấy ngay trước mặt mình, chỉ cách chừng 5 mét, một con gấu ngựa đang gầm gừ nhìn thẳng vào mắt ông.
Tuy nhiên, ông Lâm không tìm cách chạy trốn, hoặc chống lại con gấu, mà cứ ngồi theo tư thế thiền và mắt không rời mắt nó.
Lúc đó, ông thoáng nghĩ, cùng lắm là làm mồi cho gấu, như vậy sẽ được chết nhanh chóng, còn hơn là phải chết từ từ bởi căn bệnh ung thư quái ác.
Nào ngờ, cuộc đọ mắt ấy làm con gấu gầm ghè nhìn ông khoảng vài phút, rồi quay mặt lững thững trèo lên mỏm đá ngay trước cửa hang ông Lâm ở. Nó ngó nghiêng một lúc rồi chui tọt vào hang nằm ngủ.
Đến trưa, khi ông Lâm đang thổi lửa nấu cơm, thì lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang, nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ.
|
Con gấu từng sống cạnh ông Lâm suốt 10 năm trời. |
Đó chính là vợ chồng nhà gấu. Cứ đêm xuống, chúng cùng nhau đi kiếm mồi, ngày lại về hang ngủ vùi. Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.
Trong những chuyến lang bạt tìm thuốc, khi đi qua con đường lên đỉnh Fansipan hướng bản Cát Cát, ông Lâm thường gom nhặt những mẩu bánh mì, bánh ngọt, hoa quả mà du khách bỏ đi, rồi đặt vào miệng hang của vợ chồng gấu.
Tuy nhiên, vợ chồng nhà gấu không thèm ăn những thứ do ông Lâm mang đến. Thậm chí, cả tổ ong đầy mật ông Lâm đem về, chúng cũng dửng dưng.
|
Đây là hang đàn khỉ từng ở. |
Không nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang thức ăn cho chúng. Đến lần thứ 10 thì vợ chồng nhà gấu vui vẻ thưởng thức những đồ ăn mà ông Lâm mang cho.
Những ngày sống bên vợ chồng nhà gấu, ông Lâm nhận thấy gấu là loài vật khá hiền lành, trầm tính và kín đáo, chứ không hung dữ như con người vẫn nghĩ về chúng.
Ông Lâm đã từng gặp cả bầy gấu ngựa đến chục con trong rừng, song ông không hề sợ, bởi không tìm cách tấn công chúng thì chúng cũng không tấn công lại. Gấu chỉ tấn công người khi con người cố tình xâm hại lãnh địa hoặc tìm cách giết chúng.
Gần 10 năm sống trong hang, ông Lâm đã chứng kiến đôi vợ chồng gấu đẻ ra cả đàn gấu con. Những con gấu con, sau khi trưởng thành, đều đi tìm một cuộc sống khác.
Có một điều lạ là gấu bố không bao giờ ngủ với gấu con. Đêm xuống, gia đình gấu cùng đi kiếm ăn, nhưng ban ngày gấu bố về ổ cách hang vài chục mét để ngủ riêng.
Và đây là hang gia đình gấu từng ở.
|
Lên hang khỉ đòi nồi
Ngược lại với gia đình gấu, đàn khỉ rất nghịch ngợm và luôn làm phiền ông Lâm. Cứ mỗi khi về hang, bát đĩa, xoong nồi, thức ăn lại mất sạch. Ông Lâm lại phải trèo lên hang khỉ đòi lại.
Tuy nhiên, đàn khỉ thường xuyên cung cấp cho ông thứ thần dược, đó là huyết lình. Huyết lình là "kinh nguyệt" của khỉ cái đã khô đặc, bám chặt vào đá. Chỉ cần nuốt một chút huyết lình bằng hạt gạo, hoặc pha rượu uống, có thể đi rừng cả ngày không mệt.
Vị khách hiếm hoi và sự hối hận
Năm 1999, khi ông Lâm đang tu thiền trong hang thì nghe thấy tiếng người xì xồ. Ông chạy ra thì gặp cụ già người Pháp cùng với những người vác đồ thuê đang leo lên đỉnh núi.
Ông người Pháp này tên là Christiane Pasquel Kagheau, 84 tuổi, từng là phó đồn Trạm Tôn, sống nhiều năm ở Hoàng Liên Sơn, cho đến khi quân Pháp thất thủ ở Điện Biên. Nhiều năm sống ở Việt Nam nên ông lão người Pháp nói tiếng Việt rất sõi.
Ông ta đã vẽ lại cho ông Lâm con đường lên đỉnh Fansipan ngắn nhất mà người Pháp ngày xưa thường đi. Con đường này xuất phát từ Trạm Tôn, chứ không phải từ bản Cát Cát.
Tôi đã được chứng kiến đàn khỉ cãi nhau chí chóe, nhảy rào rào trên ngọn cây và tận mắt cảnh chúng sà xuống nô đùa với “người rừng” Trần Ngọc Lâm. |
Tin lời ông già người Pháp, suốt một năm trời ông Lâm lần mò, phát rừng tìm lại con đường xưa. Và rồi con đường cũng hiện ra với các vách đá, bậc đá có chỗ rêu phong, có chỗ lặn dưới những lớp mùn, rễ cây trùm kín.
Con đường mà ông Lâm bỏ cả năm trời phát quang đã trở thành con đường ngắn nhất, dễ nhất để chinh phục Fansipan.
Các vận động viên leo núi chỉ cần 2 tiếng đồng hồ, đã chinh phục thành công Fansipan bằng con đường này. Tuy nhiên, giờ đây, ông Lâm lại thấy hối hận vì đã công bố con đường này với thiên hạ.
Đường ngắn mở ra chỉ tổ giúp bọn lâm tặc phá rừng nhanh hơn. Người dân kéo vào đốt rừng làm nương, săn bắn thú, nhổ sạch thuốc quý. Khách du lịch kéo lên mỗi ngày một đông, phá vỡ cảnh quan hoang sơ của đại ngàn Hoàng Liên Sơn.
|
Tác giả và ông Trần Ngọc Lâm trên đường đi tìm hang gấu ở. |
Điều buồn nhất là gia đình gấu và đàn khỉ đã bỏ đi, vì hàng ngày có khá nhiều người leo núi qua lại. Ông Lâm đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn, song rất hiếm khi gặp được đàn khỉ.
Tuy nhiên, mới đây, ông đã tìm được gia đình nhà gấu. Vợ chồng gấu hiện đang sống trong một cái hang trên sườn núi phía Tây đỉnh Fansipan, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách hang ông Lâm ở khoảng 10km. Khu rừng hiểm trở này rộng cả vạn héc-ta, không có dấu chân người, là lãnh địa của các loài hoang thú.
Tôi đã cuốc bộ theo ông Lâm đi tìm hang gấu, xuyên qua những khu rừng tùng bách cổ thụ, những khu rừng đỗ quyên đỏ rực, những cánh rừng kháu vàng khổng lồ, thân phủ rêu xanh cao chót vót đẹp như trong cổ tích. Tôi đã được chứng kiến đàn khỉ cãi nhau chí chóe, nhảy rào rào trên ngọn cây và tận mắt cảnh chúng sà xuống nô đùa với “người rừng” Trần Ngọc Lâm.
Chỉ tiếc rằng, không gặp được gia đình nhà gấu. Có lẽ chúng đi kiếm ăn xa chưa về để kịp gặp lại người bạn đã 10 năm là hàng xóm của mình.
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.