»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:22:23 PM (GMT+7)

Người rừng ở Hoàng Liên Sơn

(19:49:06 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Bị căn bệnh ung quái ác hành hạ ông Trần Ngọc Lâm đã bò lên đỉnh Hoàng Liên Sơn và thành người rừng sống chung với gấu và bầy khỉ.

Bị căn bệnh ung quái ác hành hạ ông Trần Ngọc Lâm đã bò lên đỉnh Hoàng Liên Sơn và thành người rừng sống chung với gấu và bầy khỉ.

 

Kỳ 1: Bò lên đỉnh Hoàng Liên Sơn 

 

Hàng ngày, ông Lâm phải kiếm thuốc trong rừng để tự chữa bệnh cho mình.

 

Đại ngàn Hoàng Liên Sơn luôn huyền bí và đỉnh Fansipan luôn cuốn hút những người mê khám phá. Tuy nhiên, đối với ông Trần Ngọc Lâm, 10 năm trời lang bạt khắp các đỉnh núi, các cánh rừng nên ông thuộc Hoàng Liên Sơn như lòng bàn tay mình. 

 

 

Tôi và ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa, cuốc bộ chồn chân mỏi gối mới lên đến độ cao 2.900 mét của đỉnh núi Fansipan.

 

Từ độ cao này, chúng tôi rẽ trái, vạch những bụi hoa đỗ quyên rung rinh trong gió, bám sườn ngọn núi Sét Đánh (vì sét thường xuyên đánh vào ngọn núi này nên gọi như vậy) mà đi một lúc thì tìm thấy ông Trần Ngọc Lâm đang ngồi ở miệng hang, cởi trần trong cái lạnh tê tái để thiền theo phái khổ hạnh của các thiền sư Tây Tạng.

 

Trong cái hang nông choen hoẻn mà ông Lâm ở, chỉ có một chiếc nồi, một chiếc ấm sắc thuốc, một bao gạo và một chiếc chậu nhỏ dùng để đựng nước. Giường chiếu là những ngọn trúc ông chặt ở xung quanh. 

 

Suốt 10 năm nay, theo ông Lâm để chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác, ông phải uống thuốc quý trên đỉnh Fansipan, rồi ngồi thiền trong giá lạnh, để cái lạnh tê buốt trên nóc nhà Đông Dương ức chế sự phát triển của khối u và sự phát tán của những tế bào ác tính. 

 

Đôi lúc, khi ý thức thân thể thăng hoa, ông Lâm có thể cởi trần nằm trên băng hoặc dầm mình dưới con suối lạnh buốt xương.  

 

Ông Lâm thổi sáo cho các cán bộ kiểm lâm nghe trong căn lều giữa rừng già.

 

Đêm. Không khí trong vắt. Trăng sáng vằng vặc. Gió lạnh như con dao sắc lùa vào xương thịt. Ông Lâm nhóm lửa sưởi ấm cho tôi rồi kể những câu chuyện huyền bí về rừng già và cuộc đời ông. 

 

Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952, ở Lào Cai.  Năm 1972, ông vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Bạn bè, đồng đội ông người còn người mất. Đất nước thống nhất, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của Bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Hàng ngày, ông Lâm cởi trần trong giá lạnh, ngồi vắt chéo chân trên tảng đá ở miệng hang, hai tay đặt lên đầu gối, hít vào thở ra từ từ để điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ.

Năm 1989, tự nhiên ông bị ho rất nặng, thậm chí ho ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Gia đình liền đưa về Bệnh viện 103 chữa trị.  

 

Sau khi các bác sĩ khám và xét nghiệm, kết luận ông bị ung thư phổi rất nặng. Bác sỹ bảo, muốn sống thêm khoảng hai năm nữa thì phải dùng phương pháp xạ trị.  

 

Không thích chữa bệnh theo phuơng pháp đó, thế là ông trốn bệnh viện về Lào Cai. Không muốn để vợ con trông thấy thân xác mình mỗi ngày thêm tiều tụy, ông sang Trung Quốc làm thợ sửa chữa cho một đoàn xe siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc sang Trung Đông.  

 

Trong những ngày theo đoàn lái xe xuyên qua Tây Tạng, ông đã gặp một vị thiền sư thuộc phái tu hành khổ hạnh và đã được vị thiền sư này chỉ cho những loài thảo dược có tác dụng kiềm chế khối u. Những loại thảo dược này chỉ mọc ở độ cao trên 5.000 mét của vùng núi Tây Tạng.  

 

Ngoài thời gian tìm thuốc, ông Lâm thường ngồi thiền giữa rừng trúc.

 

Sau mấy tháng điều trị ở Tây Tạng, ông Lâm về nước cùng với một bao tải thuốc. Tuy nhiên, vài tháng sau, hết thuốc, bệnh lại phát rất nặng. Ông lại ho ra máu, thân thể sa sút rất nhanh, chỉ còn chưa đầy 40kg. 

 

Không muốn vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị. Ông bảo: "Tôi  đã quyết định lên đỉnh Fansipan để chết một cách lặng lẽ."  

 

Năm 1998, ông bắt đầu vào rừng Hoàng Liên Sơn tìm đường lên đỉnh núi. Ngày đó, những con đường lên đỉnh Fansipan rêu phong, đại ngàn Hoàng Liên Sơn không có dấu chân người.  

 

Ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng mét trong rừng. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại nhằm đỉnh Fansipan để bò.  

 

Hoặc cởi trần ngồi thiền ở miệng hang trong cái lạnh.

 

Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy suốt năm ngày bốn đêm thì lên đến độ cao 2.900 mét. Trên độ cao này, ông thấy rất nhiều loại cây thuốc trị ung thư mà ông gặp ở Tây Tạng, trong đó, quý nhất là cây ngũ trảo long và cây kim tuyến. Thế là ông nhổ bất cứ cây cỏ nào thấy quen quen, na ná cây thuốc trị ung thư bên Tây Tạng mà ngày xưa ông gặp rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ. 

 

Không ngờ, sức khỏe ông mỗi ngày thêm tiến triển. Từ việc phải bò lê bò lết trong rừng, ông đã có thể leo núi thoăn thoắt, đào củ mài, củ dong, bẫy con sóc, con chuột rừng để ăn. 

 

Hơn tháng trời lang bạt ngang dọc trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm tìm được một cái hang ở cao độ 2.900 mét. Cách hang 200 mét có một nguồn nước nhỏ chảy ra từ kẽ đá. 

 

Cái hang ông Lâm ở nằm ngay cạnh hang của đàn khỉ và gấu.

 

Ông Lâm lợp thêm cái mái bằng trúc để chắn gió, che mưa. Trên độ cao này quanh năm gió lộng, rét căm căm. Mùa hè có năm nước vẫn đóng băng, còn mùa đông tuyết phủ trắng xóa, lấp cả miệng hang.  

 

Hàng ngày, ông Lâm cởi trần trong giá lạnh, ngồi vắt chéo chân trên tảng đá ở miệng hang, hai tay đặt lên đầu gối, hít vào thở ra từ từ để điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ.  

 

Ngay phía trên nóc hang, có một tán cây cổ thụ và một khe nứt nhỏ, là nơi đàn khỉ chừng 50 con sinh sống. Đối diện hang ông ở chừng 15 mét cũng có một cái hang nữa, là ngôi nhà của một gia đình gấu ngựa.  

 

Suốt chục năm trời, người rừng Trần Ngọc Lâm đã sống hòa thuận cùng với đàn khỉ và đàn gấu giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn. 

 

Còn tiếp…

 

(Theo VTC)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người rừng ở Hoàng Liên Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI