»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:10:54 AM (GMT+7)

Người 'phù phép' rễ cây thành tranh

(19:45:14 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Xung quanh nhà Viện đầy rễ cây. Với nhiều người đó có thể là đồ bỏ đi, làm củi đốt, nhưng với Viện, đó là cả một gia tài. Anh sẽ “phù phép” cho những gốc cây xù xì ấy thành những bức "sơn mài" bằng gỗ đẹp lung linh.


Anh Nguyễn Văn Viện với tác phẩm bằng rễ cây. Ảnh: Vietnam .


Sinh ra và lớn lên ở thôn Chọi (thôn Khúc Toại, xã Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh), nơi có truyền thống làm đồ mộc nên từ nhỏ, Viện đã quen với gỗ. Khi ấy, thứ đồ chơi duy nhất của cậu là những mẩu gỗ vụn cắt ra từ những miếng gỗ làm bàn, ghế, tủ ly...

 

Lớn lên một chút, Viện bắt đầu làm quen với những bào, đục, cưa của nghề. Nhặt những mảng gỗ thừa là phần rễ cây mà những người thợ mộc bỏ đi, Viện mang về đục, đẽo thành đủ thứ đồ chơi phong phú.

 

Nhìn những thớ gỗ với đường vân uốn lượn, sắc màu đa dạng, một ý tưởng chợt bừng lên: Tại sao không thể làm những bức tranh từ gỗ?

 

Nghĩ là làm, năm 1976, Viện thử nghiệm bức tranh đầu tiên. Bức tranh ấy mảng ghép chưa thật chuẩn nhưng vẫn nhận được nhiều lời khen, khích lệ Viện làm những bức tiếp theo.

 

“Gỗ rễ cây khác với phần gỗ thân cây ở chỗ màu sắc và đường vân đều đa dạng hơn. Trong khi phần thân cây thường chỉ có một màu thì cùng một bộ rễ cây có thể có tới mấy màu khác nhau, vân gỗ cũng uốn lượn đẹp mắt,” Viện chia sẻ.

 

Năm 1977, với mong muốn làm được nhiều bức tranh đẹp hơn, Viện quyết tâm thi vào ngành mỹ thuật và đỗ Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu. Nhưng chỉ học được vài tháng, cậu tân sinh viên Nguyễn Văn Viện lại phải chia tay giảng đường vì kinh tế gia đình quá khó khăn.

 

Rời ghế nhà trường, Viện tham gia nghĩa vụ quân sự rồi trở về với những bào, đục của làng mộc. Anh lại tiếp tục những bức tranh ngày nào còn dang dở.

 

Tranh của Viện càng được nhiều người yêu thích hơn, khách tới mua đông hơn. Những gỗ thừa của làng mộc không còn đáp ứng đủ nguyên vật liệu. Và cũng vì là gỗ thừa, ít người dùng đến nên cánh lái gỗ không buôn hàng về xuôi. Viện lại phải khăn gói ngược Tây Bắc, lên rừng tìm những gốc cây đã bị đốn, thuê người đào rễ mang về.

 

Năm 1995, Viện thành lập Doanh nhiệp Gỗ mỹ nghệ Sơn Đông với hơn 10 nhân công.

 

Trong cửa hàng nhỏ của Viện, những người thợ miệt mài ghép bức tranh khổ lớn. Một thúng gỗ gồm nhiều mảnh với đủ hình dáng, kích cỡ được đổ lên trên mặt ván. Hình đám mây to bằng bàn tay hay một cuống hoa chỉ bé bằng que tăm. Như người chơi ghép tranh đã quá rành trò, họ nhanh chóng lựa chọn và chỉ một loáng, bức tranh đã được hoàn tất.

 

Theo Viện, nghề này cũng lắm công phu. Để làm tranh thì phải có nguyên liệu và mẫu. Ngoài việc lên rừng lấy rễ cây về, Viện phải vẽ phác thảo mẫu lên khổ giấy lớn. Mẫu đó lại được cắt vụn theo hình từng bộ phận nhỏ trong tranh, chỗ này là lá cây, chỗ kia là mây, đây là mặt trời… Từng hình giấy nhỏ ấy sẽ là khuôn chuẩn để cắt gỗ theo.

 

Cái khó nhất là phải cắt gỗ cho chính xác thì mới ghép được tranh. Tranh được ghép từ rất nhiều mảnh. Một khóm sen nhưng lá sen, cuống sen, hoa sen lại là các miếng gỗ khác nhau vì chúng không cùng màu. Do có nhiều miếng nên đòi hỏi các mảnh ghép phải thật chuẩn. Chỉ cần mỗi miếng ghép lệch nhau một ly thì mười miếng đã lệch một phân, không thể ghép được thành một bức tranh hoàn chỉnh. “Tác phẩm sau khi được ghép phải láng mịn như bức sơn mài, không có một gờ nhỏ nổi lên dù được ghép từ nghìn mảnh khác nhau,” Viện chia sẻ.

 

Điểm độc đáo của tranh ở chỗ màu sắc trên tranh là màu tự nhiên của gỗ. Gần 30 năm ngược xuôi tìm nguyên liệu, Viện đã tích cóp đủ lưng vốn kinh nghiệm để có thể nhìn gốc cây cụt mà biết cái phần chìm dưới đất màu sắc thế nào, vân ra sao. Này là màu vàng gỗ mít, nâu đỏ gỗ hương, màu đỏ gỗ trắc… Riêng gỗ lát là thứ gỗ đặc biệt có ý nghĩa vì nó có rất nhiều màu và thường chiếm tới 70% diện tích các bức tranh.

 

Sở trường của Viện là những bức tranh về cảnh đồng quê hay những bức tranh về đề tài lịch sử như Quan họ mùa xuân, Thương cảng phố Hiến, Bến sông Như Nguyệt, Lính Hoàng thành…, thu hút khách khắp trong Nam, ngoài Bắc.

 

Với những bức tranh độc đáo với đường nét tinh tế, màu sắc tự nhiên của mình, Nguyễn Văn Viện vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề đầu năm 2010. "Đây thực sự là món quà ý nghĩa với tôi trong dịp Tết đến xuân về", Viện chia sẻ.

Vietnam+
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người 'phù phép' rễ cây thành tranh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI