Người lập đền thờ cá sấu ở đất cảng Hải Phòng
(19:42:27 PM 18/06/2011)
Đàn cá sấu trong một khu chuồng của anh Tuyến.
Bàn đến chuyện nuôi cá sấu, người ta thường nghĩ đến những đại gia, những trang trại, những vùng chăn nuôi, những xưởng chế tác da cá sấu rất lớn ở miền Nam, đặc biệt là vùng sông nước Cửu Long. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ở miền Bắc, nơi khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nóng chảy mỡ, mùa đông lạnh thấu xương, lại có một trang trại cá sấu cực lớn.
Chuyện sẽ chẳng có gì to tát, nếu ông chủ của cái trang trại cá sấu lớn nhất miền Bắc kia, không lập một cái đền trang trọng, để thờ một loài cá, mà trong ký ức con người, nhất là trẻ thơ, chúng là loài hung dữ, ăn thịt người và rất đáng ghét, đáng sợ.
Anh Tuyến và chú cá sấu.
Tôi quen anh Cao Văn Tuyến khá lâu rồi. Lần nào về Hải Phòng, cũng phải qua cái nhà hàng Nam Phương Queen, ở Km 6, Quốc lộ 5 để thưởng thức mấy món cá sấu. Nghe có vẻ sang trọng, chứ thực chất, món cá sấu cũng chẳng đắt hơn thịt gà là mấy.
Nhưng quả thực, đã quen miệng ăn món này rồi, thì lâu lâu không ăn, thấy rất nhớ. Thịt cá sấu sắt miếng, trông chả khác gì thịt gà, nhưng vị ngọt tận chân răng, cuống họng. Người miền Bắc còn chưa quen với việc ăn thịt loài “ăn thịt người” này, nên có vẻ còn e ngại.
Đúng hôm bão gió, người dân thành phố cảng đóng cửa ở trong nhà, đồ ăn đã mua tích trữ đủ dùng mấy ngày, nên chẳng thấy ai đến Nam Phương Queen để nhậu nhẹt, tiệc tùng. Hôm bão gió, cũng là lúc Cao Văn Tuyến hoàn thiện xong khu vực đền thờ và khu “vườn thơ” trong trang trại cá sấu. Cá thì mổ để lấy da chế tác, mà thịt thì còn đó, chẳng có khách đến ăn, nên chắc ông tỷ phú nông dân này nhớ đến tôi, nhiệt tình gọi xuống ăn cá sấu.
Cá sấu phơi nắng trong chuồng.
Cũng khá lâu rồi, không qua trang trại cá sấu khổng lồ của anh. Lần này trở lại, thấy trang trại rộng hơn, cây cối nhiều hơn, hoa quả trổ nhiều, lại còn có cả một khu vườn với những khối đá trắng, đá xanh, trạm trổ toàn những bài thơ của những nhà thơ nổi tiếng xuyên suốt chiều dài lịch sử. Để nói về cái đền thờ kỳ lạ và độc đáo nhất Việt Nam, cũng cần biết một chút về anh chàng nông dân trở thành tỷ phú bởi cá sấu.
Cao Văn Tuyến là một người khá đặc biệt. Anh nhìn nhận và làm cái gì cũng thường khác người. Sinh ra trong gia đình viên chức, không khá giả lắm, nhưng lại có thú mê tranh, mê đồ cổ. Xưa kia, lái xe tải kiếm sống, nhưng cứ có đồng nào là đem mua những thứ bình lọ, mâm bát… Lúc khá giả hơn, thì mua trống đồng, thậm chí cả cái đầu hóa thạch tê giác từ Châu Phi. Cứ năng nhặt chặt bị, rồi bây giờ, ở nhà hàng Nam Phương Queen của anh, cũng có một gian khá rộng trưng bày đủ thứ cổ vật.
Thời niên thiếu, Tuyến khá vất vả. Vốn tính thông minh, nhưng lại lười học, nên ông bố cho đi bộ đội. Đơn vị đóng ở Quảng Ninh. Đang ở trong quân ngũ, thì dính vào yêu đương, rồi “rước” một cô ở Quảng Hà về ra mắt bố mẹ.
Chiếc trống đồng...
...Và bộ sọ tê giác hóa thạch là một trong số hàng trăm cổ vật của anh "nông dân" Cao Văn Tuyến.
Để có tiền nuôi vợ con, chàng trai trẻ Cao Văn Tuyến lênh đênh kiếm cá trên biển với ông ngoại. Nghề biển vất vả, bạc bẽo, nên anh mua chiếc xe tải cũ đi chở thuê vật liệu. Làm cái nghề ngồi sau vô lăng, cũng vất vả không kém gì quăng chài, kéo lưới. Chán nản, Tuyến đánh xe tải vào thẳng miền Nam để du ngoạn.
Vào đến Sài Gòn, chợt nhớ có ông bạn làm quản giáo ở Long An, thế là anh đánh xe đến thăm. Trong khuôn viên trại giam, có một cái ao nhỏ thả cá sấu. Lần đầu tiên trong đời Tuyến nhìn thấy cá sấu. Nó như quái vật xù xì, bò lổm ngổm, nhe nanh trông phát khiếp. Từ sợ hãi ban đầu, chuyển sang thích thú. Mấy ngày ở thăm ông bạn, Tuyến ngồi lỳ bên cái ao trong khuôn viên trại giam để xem cá sấu. Rồi người bạn dẫn đi ăn các món cá sấu, khiến Tuyến mê tít. Vừa nhai nhồm nhoàm món cá sấu nướng lộc vừng, Tuyến vừa âm âm mưu mưu nghĩ cách đem cá sấu về Hải Phòng nuôi.
Khách tham quan rất thích thú với "khu vườn thơ".
Nghĩ là làm, Tuyến đánh xe tải xuống tận Cà Mau, mua liền lúc 50 con cá sấu giống, đóng vào cũi, rồi chở một mạch hơn 2.000km ra Bắc. Anh thả đàn cá sấu xuống ao nhà. Chúng quẫy đạp, đùa giỡn, xâu xé thức ăn, nhìn vô cùng thích mắt. Tuy nhiên, đàn cá lớn nhanh như thổi, cái ao chật hẹp, nông choèn không đủ chỗ cho chúng sinh sống. Tính nước làm ăn lớn, anh gom mua những khu ruộng, đất hoang ven sông Rế, đào ao, xây tường, giăng thép gai, rồi thả đàn cá sấu lớn nhanh như thổi xuống đó. Đã có không biết bao đêm, trăng sáng vằng vặc, ngắm đàn cá sấu đẹp dữ dằn, Tuyến mộng mị rồi xuất thần... làm thơ lục bát tặng cá sấu.
Nhưng rồi gió mùa đông bắc đẩy cái lạnh ngằn ngặt tràn từ phương Bắc xuống. Đàn cá sấu không thấy lên bãi phơi nắng nữa mà cứ lặn hết xuống bùn. Tuyến tưởng nó chê đầu cá, lòng phèo nên mua cả thịt bò, đùi lợn đổi món cho chúng. Tuyến buộc thòng lọng tròng cổ từng tên một, tống tọng thịt vào miệng, nhưng chúng cứ ngắc ngứ chẳng muốn nhai. Những ngày rét đậm, chúng thay nhau trương bụng chết.
Đem xác cá sấu đi chôn mà anh buồn rơi nước mắt. Những con sống sót qua mùa đông cũng không lớn được nữa, mặc dù anh đã tốn không biết bao công chăm sóc. Bực mình, Tuyến tóm cá sấu lên giết thịt chén. Nhưng thịt chúng xơ, tanh, nuốt không nổi.
Thứ giá trị nhất của con cá sấu là bộ da.
Không hiểu vì sao đàn cá sấu khỏe mạnh tự dưng lăn đùng ra chết, Tuyến lên tận Hà Nội, gặp các chuyên gia nông nghiệp tìm lời giải đáp. Nghe chuyện anh đem cá sấu ra Bắc nuôi, một vị kỹ sư cứ cười lăn cười lóc. Anh ta bảo: “Ông ơi, các nhà khoa học nghĩ nát óc mà chưa biết nuôi cá sấu ở miền Bắc thế nào, thế mà ông lại đòi nuôi chúng. Cá sấu chỉ sống ở vùng nóng, sao chịu được cái rét của miền Bắc".
Nói rồi, kỹ sư này tặng anh một cuốn sách mà sau này anh quý đến nỗi bọc cẩn thận rồi cho vào tủ kính giữ làm kỷ niệm. Giờ có phòng trưng bày cổ vật và những vật dụng kỷ niệm trong cuộc đời chăn nuôi cá sấu, thì anh đem nó ra trưng bày.
Đó là cuốn sách của tác giả Trần Vĩ, viết rất kỹ về tập tính cá sấu và dạy cách nuôi cá sấu ở môi trường lạnh. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, cá sấu sẽ lười ăn, mắc bệnh xơ mỡ và chết. Chúng chỉ phát triển ở nhiệt độ trên dưới 30. Lúc này anh Tuyến mới nhận ra rằng, hiểu biết của mình về loài cá sấu có tuổi đời tính bằng triệu năm chỉ bằng móng tay, do vậy anh bỏ thời gian nghiên cứu sâu hơn nữa.
Anh lùng mua tất cả các loại sách báo, tài liệu có nói đến cá sấu, kể cả tài liệu của nước ngoài rồi thuê người dịch. Anh gom tiền đi du lịch sang Thái Lan. Thế nhưng, đến đất Thái Lan rồi, anh trốn tịt vào một cái trang trại nuôi cá sấu nào đó. Khi kết thúc tua du lịch, người ta mới thấy anh xuất hiện cùng hàng đống tài liệu kỹ thuật nuôi cá sấu. Tham vọng của anh là phải bằng mọi cách bắt con cá sấu thích hợp với khí hậu miền Bắc, việc mà các nhà khoa học chưa làm nổi.
Còn tiếp…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.