Người đàn bà của cực nhọc, lam lũ (kỳ 2)
(19:44:02 PM 18/06/2011)
>> Chuyện cô gái tóc dài vương hoa lúa
Tôi chưa được gặp cả mười người con của bà, nhưng Đán thì giống bà đặc biệt. Giống ở gương mặt bầu tròn mà họa sĩ Cù Huy Hà Vũ đã vẽ tặng bà một bức ký họa lớn vẫn treo trên tường nhà. Giống ở nước da trắng hồng mịn màng như da con gái, mắt nâu, tóc nâu, khác hẳn anh trai đầu giống bố ở gương mặt rắn rỏi, quắc thước. Đán chỉ giống bố ở tính cách, bản lĩnh, nghị lực.
Bà Phạm Thị Nhu trò truyện cùng tác giả
Bà Nhu lại kể, ngày chửa Đán, người ta ốm nghén thì thèm bún ốc, hay bún chả hay gì gì khác. Mình chỉ nghén cơm. Mà cơm thì… nhà chả còn hột gạo nào. Đẻ con Chung (con gái thứ 6) chỉ một ngày sau đã phải đi chợ. Gánh đôi quang thúng không đi chợ. Vậy mà lúc về, một gánh nặng thóc gạo. Tiền đâu mà đong được? Người ta bán chịu cho thôi. Họ ế hàng, ngại gánh về, bán chịu còn hơn.
Mà bán cho bà Tú Loan thì không lo gì cả. Gánh gạo ấy, vợ chồng con cái sẽ xay thành bột, khi thì làm bánh đa, bánh cuốn, khi là bún, bánh đúc đem ra chợ bán, hay đổi gạo. Lấy công làm lãi, được đồng nào trả tiền nợ gạo. Chồng con được ăn bún ế, bánh ế, con lợn được ăn nước vo.
Trông thấy bà gánh nặng, đường về cũng gần hai cây số, một người phụ nữ cùng làng thấy thế kêu lên, vừa mới đẻ mà chị gánh thế này mà không sợ sổ ruột à? Không kiêng cữ gì à? Sao không nhắn anh ra gánh đỡ? “Ông ấy đi thồ đá, tối mịt mới về. Cũng chả còn hơi sức đâu mà gánh nữa.”
Người đàn bà giầu lòng thương người ghé vai gánh hộ, lại còn dặn bà đi chậm thôi, về sau cũng được. Ai có gánh mới biết gánh phải đi nhanh. Gánh vai phải thì tay phải giữ đòn gánh cho cân, tay trái đưa lên đưa xuống theo nhịp chân, gọi là đánh nhịp đường xa.
Khi nào mỏi thì chuyển sang vai trái, đòn gánh vẫn trên vai, chỉ có đầu cúi xuống, hai tay đỡ hai đoạn đòn gánh, phía ngoài vai, xoay cho đòn gánh sang vai kia, chỉnh một tí cho cân, rồi lại dảo bước, chứ không đặt gánh xuống đất, rồi tay trái lại giữ đòn gánh, tay phải lại vung vẩy theo cái nhịp đường xa ấy.
Bà Nhu con địa chủ, nhưng chuyện làm lụng gánh gồng thì thạo như mọi người đàn bà lam lũ khác nên biết phải đi nhanh mới dễ gánh, đỡ nặng dù nó vẫn trên vai mình. Biết mình mới đẻ không thể đi nhanh nên mới lững thững bước một.
Nghe bà kể, tôi nhớ đến cảnh mẹ tôi, các chị tôi cũng phải gồng gánh như thế hồi kháng chiến chống Pháp ở Tân Phong, Hạ Hòa, Phú Thọ. Ký ức hiện về cảnh người phụ nữ Việt Nam gồng gánh trong văn thơ, Trong Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du đã miêu tả không thể nào đúng hơn: Đòn gánh tre chín rạn hai vai. Tản Đà thì cho vẽ trên bìa sách của mình hình một người đàn bà gánh với lời chú: Hai vai gánh nặng, đường thời còn xa.
Và Á Nam Trần Tuấn Khải có hẳn một bài thơ yết hậu gửi gắm tâm trạng mình với vận mệnh đất nước qua miêu tả cảnh người phụ nữ gánh nước đêm: Em bước chân ra/ Con đường xa tít/ Bên sông mờ mịt/ Hai vai kĩu kịt/ Nặng gánh em trở ra về/ Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya/ Vì chưng nước cạn nặng nề em dám kêu ai/ Em tiếc công bà Nữ Oa đội đá vá trời/ Con dã tràng xe cát biết đời nào xong/ Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng/ Nước non nặng gánh, cái đức ông chồng hay hỡi có hay/ Em trở vai này.
Tôi nắm hai bàn tay bà, nhìn sâu vào đôi mắt nâu, gương mặt phúc hậu. Tóc bà hơi nâu vẫn dày lắm, dài lắm. Ngày xưa bà còn đẹp thế nào? Lại vương hoa lúa nữa chứ. Bà Tú Xương quanh năm buôn bán ở mom sông như nhập vào bà. Bao nhiêu người mẹ vất vả tảo tần như nhập cả vào bà hôm nay…
Người phụ nữ tốt bụng đặt gánh giữa sân. Lũ trẻ ngóng mẹ về chợ, ùa ra đón quà. Mẹ các cháu đi sau, cô gánh hộ mẹ thôi, rồi lấy nón ra quạt, đợi bà về bàn giao gánh hàng. Bà Nhu về, không khách sáo cũng phải nói lời cảm ơn, rồi lấy mấy cái bánh đa đưa cho chị. - Thế này là chị trả công em à? - Không phải thế, làm quà cho lũ trẻ thôi. Rồi bà bẻ hai tấm bánh còn lại cho lũ con đang hau háu chờ. Mảnh to cho đứa bé, mảnh bé cho đứa lớn. Những mảnh vụn rơi xuống, chẳng thuộc phần ai. Đứa nào nhanh tay thì nhặt được.
Mang tiếng là con địa chủ, nhưng vất vả khổ sở hơn cả những người bần cố nông khác. Lại đeo thêm tiếng nhà phản động nên càng khổ. Khổ vì không được hưởng bất kỳ chế độ chính sách gì thời tem phiếu. Không được hưởng tem phiếu thì cầm chắc là đói hai lần.
Đói khổ vì không được vào hợp tác xã đã đành. Khổ nhất là luôn luôn bị hoạnh họe, hạch sách. Đã có lần, có một kẻ nhẫn tâm đến mức hất cả mẹt bún của bà xuống mương cạn, vì như thế là vi phạm chính sách lương thực. Bà phải cắn răng bốc lên, mang về đãi đi, trần lại, rưới tí nước mắm lên cũng được bữa rồi.
Nghèo nên bà tằn tiện đến mức cái thúng bị chuột cắn thủng cũng vá lại bằng vải. Cái muôi nhôm mòn vẹt vẫn cứ dùng mãi. Quần áo rách không thể vá được thì chọn chỗ còn lành cắt ra làm tã lót cho con. Cái áo rách như tổ đỉa trước khi làm giẻ lau vẫn cắt lấy mấy chiếc khuy cất đi.
Vậy mà không chỉ con cháu, đến hàng xóm cũng phải dùng đến kho dự trữ ấy. Mùa đông tháng giá thì phải trải ổ rơm nằm, cho chân vào bao tải kéo lên đến gần thắt lưng thì bảo đảm là ngủ được.
Như được bù đắp, bà con trong làng ai cũng thương cũng quý, cũng giúp. Ai cũng tin cậy. Hóa ra thành phần gì, phản động gì đâu không biết. Nhưng sống với bà con, họ biết đấy là người tử tế, thế là mọi người yêu thương đùm bọc.
Hữu Loan từng mua chịu nhiều thứ cho vợ gánh đi đổi bán vì ông mua chịu đâu cũng được. Một trong những thứ ăn được mà không vi phạm chế độ lương thực là miến rong giềng, là sắn (về làm bánh sắn). Và ông cũng từng đi buôn hẳn hoi, chứ không phải chỉ ngày đập đá thồ đá, tối đi xúc tép đâu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.