Người ăn gan, mật cóc tươi
(19:47:19 PM 18/06/2011)
Suốt năm năm qua, ông Mai Xuân Khởi (54 tuổi, ở xã Quảng Sơn - Quảng Trạch) ăn tươi nuốt sống hàng chục nghìn bộ gan, mật và da cóc. Điều kỳ lạ là thứ độc tố gây chết người trong cậu ông trời lại giúp ông sống khỏe mạnh hơn.
Thản nhiên cho gan và mật cóc vào miệng
Từ một lần tự tử bất thành…
Năm 2004, ông Khởi liên tục bị những cơn đau hành hạ. Đi siêu âm, ông được bác sỹ kết luận bị u gan, khó qua khỏi. Lặn lội tìm đến các bệnh viện trung ương tại Hà Nội và Huế, ông đều nhận được kết luận giống nhau từ các bác sĩ: u gan với khối u có kích thước khoảng 7 - 8 cm.
Gia đình khó khăn, con đông nên ông không có điều kiện chữa trị căn bệnh vốn thập tử nhất sinh này. Khối u ngày một lớn, những cơn đau ngày càng vật vã khiến ông không thể chịu đựng được. Ông Khởi kể lại: “Ít tháng sau, đau quá tôi đã nghĩ quẩn đến chuyện tự tử để thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật”.
Rồi một lần, trong cơn đau vò xé, ông đã bất chấp sự ngăn cản của người thân, chộp ngay một con cóc đang nhảy sau hè cho vào miệng nhai nhằm kết thúc sự đau đớn.
Ông Khởi hồi tưởng: ăn xong, ông lên giường nằm sẵn sàng đón nhận điều phải đến, gia đình cũng đã khóc hết nước mắt nhưng một giờ, hai giờ rồi cả buổi trôi qua mà ông chẳng có dấu hiệu gì là bị nhiễm độc.
Ngược lại, theo ông Khởi, ông có phần cảm thấy dễ chịu và đỡ đau hơn. Thấy vậy, ông bảo vợ con ra đồng bắt cóc về để ăn. Vợ con thấy ông ăn cóc không chết, lại khỏe ra nên không có cách nào khác phải chiều theo “ý thích” kỳ lạ của ông.
Ông Khởi kể: lần đầu, ông dùng nước rửa sạch con cóc rồi lấy kéo rạch bụng, lấy nguyên bộ gan, mật còn tươi máu ra, uống một chén rượu, rồi cho hết những thứ trên tay vào miệng.
Tìm bộ gan, mật.
Theo ông Khởi, từ đó mỗi ngày ông ăn từ 15 - 20 bộ gan, mật cóc tươi sống. Nếu không có gan, mật của cậu ông trời là y như rằng người ông thấy không được khoẻ.
… Đến câu chuyện dĩ độc trị độc khó tin
Sau khoảng bốn tháng dùng gan, mật cậu ông trời, ông Khởi quay lại bệnh viện siêu âm khối u gan. Kết quả siêu âm cho thấy, khối u trong người ông vẫn tồn tại nhưng không thấy phát triển thêm.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tuyến sần sùi trên da cóc bài tiết ra một loại chất nhầy màu trắng, dính như keo, thường gọi là nhựa cóc hay mủ cóc, trong đó có hỗn hợp chất độc có khả năng gây nên tình trạng ảo giác, làm nghẽn các mạch máu và tăng huyết áp động mạch.
Trong trứng, gan và mật cóc cũng chứa rất nhiều chất độc bufotoxine (đây là loại chất độc cực mạnh) nó gây rối loạn hệ thống tim mạch, thần kinh và có thể làm chết người. Ước tính độc tố của một con cóc có thể giết chết từ 4 - 5 người khỏe mạnh.
Hiện tại, nhìn bề ngoài khá khỏe mạnh, ông Khởi khẳng định như đinh đóng cột: “Kể từ khi ăn cóc sống, tui thấy người khá lên hẳn, không còn đau, bụng không chướng to thêm. Ngày ngày tôi có thể làm việc đồng áng bình thường, ngày nào không có gan, mật cóc thì thấy mệt phải nằm một chỗ”.
Ông Khởi khoe chiếc lọ ngâm gan, mật cóc mà mỗi ngày ông vẫn ăn 5 - 10 bộ.
Theo ông, ban đầu có ngày ông ăn tới 20 bộ gan, mật cóc sống, nhưng hiện nay đã giảm dần xuống còn 5 - 10 bộ/ngày. Để có cóc cho ông ăn đều đặn, vợ con ông phải liên tục đi tìm khắp đầu làng cuối xóm, ngoài đồng ruộng rồi nhốt cóc lại cho ông ăn dần. Ông Khởi cho biết, sau mỗi lúc mưa giông thì cóc xuất hiện nhiều, nên ông thường huy động người nhà bủa đi bắt để đủ dùng trong thời gian dài.
Sau gần năm năm ăn cóc, ông đã có cách chế biến và bảo quản đặc biệt hơn: sau khi xẻ thịt, ông để thịt nấu cháu cho cháu, còn gan và mật ông dùng nước trà đặc để rửa sạch sau đó cho vào bình rượu ngâm để dùng trong 3 - 4 ngày. Riêng da cóc, ông phơi khô, giã mịn rồi uống với nước sôi hoặc om trên bếp để uống.
Để chứng minh cho chúng tôi, ông đưa ra một bình đựng nhiều gan, mật cóc ngâm và điềm nhiên lấy ra cho vào miệng nuốt. Nhưng khó tin hơn, chúng tôi được mục sở thị ông mổ một con cóc sống, lấy bộ gan mật bê bết máu rồi thản nhiên cho vào miệng như trẻ nhỏ ăn một miếng bánh.
Ông Khởi cho biết: “Chuyện tui ăn thịt cóc sống thì cả làng, cả xã đều biết. Ban đầu không ai tin, nhưng họ thấy tui ăn trước mặt họ nên buộc phải tin. Nhiều người thậm chí tìm đến tui hỏi bí quyết nhưng tui nói với họ là đừng thử nếu không chán đời!”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.