»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:16:09 PM (GMT+7)

Ngôi làng bị bỏ quên 30 năm

(19:48:25 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Gần đây dư luận trong tỉnh Thừa Thiên-Huế đang xôn xao về chuyện có một ngôi làng mới ở xã Hồng Thủy, huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế) hơn 30 năm bị bỏ quên, không chịu sự quản lý hành chính của đơn vị nào.

Ngôi làng mới được chính quyền huyện A Lưới phát hiện giữa rừng Trường Sơn.

Gần đây dư luận trong tỉnh Thừa Thiên-Huế đang xôn xao về chuyện có một ngôi làng mới ở xã Hồng Thủy, huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế) hơn 30 năm bị bỏ quên, không chịu sự quản lý hành chính của đơn vị nào.

 

Các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên- Huế và chính quyền xã Hồng Thủy, chính quyền huyện A Lưới đã làm rõ sự thật về ngôi làng bị “ bỏ quên'' này và đang tích cực thực hiện các biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trong làng phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

 

Sự thật về ngôi làng này ra sao?. Ông Hồ On, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Qua kiểm tra, rà soát tại vùng Pâr Ay thuộc xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) cho thấy có 17 hộ dân người dân tộc Pa Cô với 88 khẩu đã được đăng ký hộ khẩu tại ba xã lân cận là Bắc Sơn, Hồng Kim và Hồng Vân. Họ vào đây sinh sống, với tính chất "du canh, du cư", hộ đến lâu nhất từ năm 1984 và mới nhất từ năm 2008.

 

Có 14 hộ với 75 khẩu vẫn có nhà ở, đất ở và đất sản xuất tại địa phương, vẫn được hưởng lợi từ các chương trình 134, 135 về bố trí đất định canh định cư, phát triển sản xuất, chăn nuôi, xây dựng nhà tình nghĩa và các chế độ trợ cấp bảo hiểm y tế- giáo dục khác...

 

Còn lại ba hộ, 13 khẩu của bố con ông Quỳnh Phê do tự ý bỏ địa phương nhiều năm vào đây canh tác, phát triển sản xuất chăn nuôi, ở tại chỗ, con cái suốt ngày ở trên nương rẫy không có điều kiện đi học.

 

Được biết, vùng khe Pâr Ay thuộc xã Hồng Thuỷ (huyện A Lưới) từ trước năm 1975 là nơi cư trú, làm ăn sinh sống của một số hộ dân các xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ, Bắc Sơn...

 

Sau năm 1975, thực hiện công tác định canh định cư, bà con đã làm ăn sinh sống ổn định dọc tuyến đường Hồ Chí Minh theo địa bàn từng xã.

 

Nhiều hộ trở lại vùng đất này do ở đây có diện tích đất trống, đồi trọc còn khá lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ với tầng đất canh tác dày, độ phì cao rất phù hợp phát triển trồng trọt, chăn nuôi...nhưng đều mang tính tự phát, nhỏ lẻ, theo mùa vụ. Sau từng vụ thu hoạch, họ lại trở về địa phương sinh sống và chờ đến mùa rẫy năm sau.

 

Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đối với những hộ dân có nguyện vọng ở lại sẽ được bố trí đất ở, đất canh tác tại khu vực dân cư gần đó và sớm làm thủ tục nhập hộ khẩu tại xã Hồng Thuỷ. Trước mắt, tỉnh sẽ mở một con đường vào vùng khe Pâr Ay tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác mùa vụ của người dân nơi đây.

 

(Theo TTXVN/Vietnam )

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngôi làng bị bỏ quên 30 năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI