Nghĩa địa dưới lòng Biển Hồ
(19:37:03 PM 18/06/2011)
Biển Hồ hay còn được gọi là hồ Tơ Nưng, hồ nằm ở địa phận xã Biển Hồ (TP Pleiku, Gia Lai) vốn là miệng núi lửa, diện tích hơn 230 ha. Đây là một trong những hồ tự nhiên rộng thứ 2 ở Tây Nguyên (sau hồ Lắk, Đak Lak). Nước Biền Hồ dùng để cấp nước sinh hoạt cho người dân TP. Pleiku và một số huyện lân cận của tỉnh.
Vậy vì sao lại có nghĩa địa dưới lòng hồ tự nhiên?
Khu mộ dưới lòng hồ B - Biển Hồ giờ nước rút lộ hết ra
Ngày 8/2, ngay trong buổi làm việc đầu tiên của năm mới Tân Mão, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Lê Huy Quang - Chủ tịch UBND xã Biển Hồ - TP. Pleiku.
Ông Quang cho biết: Sau khi kiểm tra thực tế, UBND xã Biển Hồ xác định, nguyên trước đây khu vực Biển Hồ có xây dựng đập thuỷ lợi, khi tiến hành thi công, khảo sát, nhận thấy nghĩa địa Sở Trà có khả năng bị ngập nước, UBND thị xã Pleiku đã tiến hành di dời nghĩa địa nói trên. Qua tiến hành kiểm tra, hiện nay khu vực nói trên không còn mồ mả chôn cất và không có quan tài nổi lên trên mặt nước.
Những ngôi mộ được cho là đã bốc hài cốt
Tuy nhiên ông Quang cho biết, tại khu vực nghĩa địa cũ ở thôn 4, xã Biển Hồ có nhiều gò đất bị ngập nước, nay nước rút, các gò nổi lên và ông Quách Đình Hoan, 72 tuổi sống gần đó đến cắm cọc, thắp nhang. Chính quyền địa phương kiểm tra có 58 gò đất như vậy nghi là những ngôi mộ còn sót lại.
Trưởng Công an xã Biển Hồ, ông Bùi Ngọc Lộc cùng với Xã Đội phó Nguyễn Bá Quang đưa chúng tôi ra khu vực vốn là nghĩa địa Sở Trà cũ xem xét. Dấu tích một nghĩa địa cất bốc cẩu thả khiến nhiều ngôi mộ còn sót lại là có thật.
Ông Lộc cho hay: Ông tìm hiểu từ những người già sống lâu năm ở khu vực này thì được biết, nghĩa địa Sở Trà hình thành khá sớm, từ đầu thế kỷ 20 khi những người Pháp mộ phu lên xây dựng đồn điền chè Biển Hồ, có bia mộ ghi lập năm 1930.
Như vậy, đây là nơi chôn cất người làm đồn điền chè Biển Hồ. Từ năm 1976, tỉnh Gia Lai – Kon Tum xây đập thuỷ lợi, đã thông báo cho người dân di dời mồ mả. Những ngôi mộ không có thân nhân, chính quyền địa phương tổ chức di chuyển lên khu vực làng Tiêng – (xã Biển Hồ). Tuy nhiên, vì điều kiện lúc đó còn nhiều khó khăn nên trong số hàng nghìn ngôi mộ của nghĩa địa cũ, có mộ còn sót lại là không tránh khỏi.
Những ngôi mộ được cho là chưa được bốc hài cốt
Sau khi xem xét khu mộ trong lòng hồ, chúng tôi đến làm việc với ông Trần Hồng Sâm - Giám đốc Xí nghiệp Pleiku - Mang Yang thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Ông Sâm giới thiệu, mình gắn bó với nơi đây từ những ngày xây dựng công trình. Trước đây, quanh lưu vực lòng hồ có diện tích hơn 12km2 này cây cối um tùm, rậm rạp chứ không quang đãng, nhiều người ở như hiện nay.
Thủy lợi Biển Hồ chặn dòng suối Tiên Sơn đoạn hợp lưu giữa hồ Tơ Nưng với dòng suối để xây lên một hồ lớn gọi là hồ B - Biển Hồ.
Hồ A là hồ nước tự nhiên (hồ Tơ Nưng), hồ B - hồ nhân tạo liên thông nhau. Hồ Tơ Nưng lượng nước ngầm rất lớn, những ngày mùa khô, nước thường xuyên chảy sang hồ B để tưới cho 3.500 ha cây công nghiệp và nông nghiệp trong đó chủ yếu là vùng trọng điểm 3.000 ha cà phê ở Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai). Ngày mưa lũ, nước thượng nguồn đổ về hồ B rồi chảy sang hồ Tơ Nưng qua tràn xả lũ.
Ông Sâm quản lý Trạm này từ nhiều năm khẳng định: Do cửa nhận nước giữa hồ Tơ Nưng với hồ B qua tràn xả lũ khá gần chưa đến 100m, trong khi từ cửa nhận nước hồ B đến khu vực cấp nước sinh hoạt hơn 3.000m nên nước từ hồ B không thể đến khu vực nhận nước sinh hoạt.
Mùa mưa, nước ngầm tăng, một lượng nước rất lớn do hồ Tơ Nưng cung cấp dâng lên. Nước hồ B chảy sang hồ Tơ Nưng mỗi năm tầm 10 - 20 ngày, song cũng chỉ xâm nhập một góc nhỏ hồ Tơ Nưng. Vì thế nước của hồ nhân tạo có ngâm nghĩa địa không ảnh hưởng đến lượng nước cấp cho TP. Pleiku sinh hoạt.
Ông Hà Quang Khanh - Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước Gia Lai cho hay: Ngay từ chiều 28 tết, khi nhận tin có nghĩa địa dưới lòng Biền Hồ, ông đã trực tiếp ra khu vực này khảo sát. Song qua kiểm tra, biết rõ nghĩa địa ở hồ B, nước hồ B không ảnh hưởng đến nguồn nước đơn vị cấp cho dân TP Pleiku sinh hoạt nên ông đã báo ngay cho lãnh đạo tỉnh về việc này. Thực tế qua nhiều lần lấy mẫu nước từ hồ Tơ Nưng kiểm tra, chất lượng nước luôn được đánh giá tốt.
Khu vực giao thoa giữa Hồ Tơ Nưng (Hồ A) và Hồ B nhân tạo
Chủ tịch UBND xã Biển Hồ cho biết thêm, đơn vị đang kiến nghị với UBND TP. Pleiku cùng Công ty TNHH MTV công trình đô thị và Phòng LĐTBXH thành phố có những giải pháp cụ thể, kiểm tra, cất bốc số mộ còn sót lại đã ngập dưới lòng hồ từ hơn 30 năm qua bởi nó vừa là tâm linh vừa là đạo lý của người Việt. Số lượng bao nhiêu mộ, hài cốt phải khai quật mới biết được, số liệu 140 mộ còn sót lại mà ông Hoan nêu ra là chưa có căn cứ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.