Nắng nóng, người dân đổ xô đi hứng 'nước thánh'
(19:45:07 PM 18/06/2011)
Khu vực cống Kẹp nằm ở xã Khánh Sơn 2, huyện Nam Đàn (Nghệ An), được phát hiện trong quá trình làm đường giao thông từ thời chiến tranh chống Mỹ. Nhiều năm nay, nguồn nước chảy ra từ khe núi này trở thành nơi cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân một số xã của huyện Nam Đàn.
Đặc điểm của nước chảy từ đây là luôn trong vắt, có vị mát ngọt và không có rêu rong. Các cụ cao niên trong xã Khánh Sơn khẳng định rằng, từ khi được tìm thấy đến nay, nguồn nước này chưa từng khô cạn, bất kể trời nắng hay mưa. Thậm chí, dân địa phương mang nước về uống không cần phải đun nấu. “Uống nước chưa đun vậy mà chưa ai bị bệnh gì, nhiều người còn khẳng định là nó chữa được bệnh về đường ruột”, bác Nguyễn Văn Phú, ở xã Khánh Sơn đang xách 2 can nhựa hứng nước khẳng định.
Người dân đổ xô đi lấy nước từ khe núi sau tin đồn có nước thánh. Ảnh: Trường Long.
Từ sau Tết nguyên đán đến nay, thời tiết nắng nóng bất thường ở Nghệ An, Hà Tĩnh cùng với lời đồn thổi ở đây có nguồn “nước thánh” khiến cho khe núi này luôn luôn bị quá tải vì lượng người đến lấy nước quá đông.
Mỗi ngày có hàng trăm người dân từ các xã, huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương (Nghệ An) Đức Thọ (Hà Tĩnh), mang can nhựa, thùng đến hứng. Do đông người nên khu vực khe nước luôn xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn. Nhiều người dân phải chờ từ lúc 3 - 4h sáng mới mong lấy được nước mang về.
Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng, nhiều người dân ở quanh khe nước này đã tranh thủ lấy nước vào lúc 1 - 2h sáng mang về nhà rồi bán lại mỗi can từ 2 đến 4 ngàn đồng. Một số người khác mang xe bán tải, xe bò đến, chờ cả đêm đến sáng để lấy được nước.
Đa số người dân ở xa đến đều rỉ tai nhau rằng nguồn nước ở đây có thể chữa bệnh, nhiều người gọi là “nước thánh” trong khi đó một số người dân sống quanh khu vực này lại cho rằng họ đến đây lấy nước chỉ vì nguồn nước ở đây có kết luận an toàn, không cần phải đun nấu.
“Hàng chục năm nay, không ai kết luận nó có thể chữa được bệnh hay không”, một người dân sống cạnh nguồn nước khẳng định.
Ông Phạm Văn Đước - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn cho biết, hiện tượng người dân đổ xô đi lấy nước là có thật, nhưng chuyện nước thánh, nước thần là hoàn toàn bịa đặt.
"Từ năm 2008, chính quyền xã đã đưa mẫu nước này đi giám định và cho kết quả an toàn nên chúng tôi không cấm người dân sử dụng. Tuy nhiên đây, không phải là nguồn nước thánh như nhiều người đồn thổi", ông Đước quả quyết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
.jpg)