Mưu sinh trên rác
(19:45:35 PM 18/06/2011)
Kẻ cào, người bới. Không găng tay cũng chẳng khẩu trang, chỉ có đôi mắt luôn mở to hau háu nhìn vào đống rác vừa đổ mong gạn chắt được chút gì.
Những đứa trẻ tại bãi rác
|
Mảnh đất trống phía sau thành phố khuất sau bạt ngàn cao su (thuộc xã Iabang, huyện Đắc Đóa, tỉnh Gia Lai) được quy hoạch làm nơi xử lý rác cho toàn thành phố. Hằng ngày, rác từ tứ phía đổ về chất đống.
Ở đây ngoài lũ ruồi nhặng có thể chịu đựng cái mùi hôi nồng nặc này còn có hàng chục con người đã gắn chặt cuộc đời mình với rác rưởi. Có cả người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Gia Jai) có cả người Kinh từ vùng khác tới.
Đưa tay xua lũ ruồi đương bu kín ống quần, anh KLor (52 tuổi) tâm sự: “Công việc bẩn thỉu này mà nuôi sống cả nhà tui đó. Ruộng nương thì không có”.
Hai đời vợ, KLor có 15 con. Nhà không có ruộng nương gì, làm thuê thì cũng phải có mùa vụ. Theo bố tới đây nhặt rác, mấy đứa nhỏ còn đi học cũng tranh thủ hè, dịp nghỉ để “ra đây kiếm tiền mua sách”.
KLor nháy mắt “Phải an ủi vậy chứ nhiều khi tụi bạn chọc ghẹo nó cũng tự ái lắm”. Ngoài bố con KLor, ở đây, còn có chín lều dựng lên với hai gia đình.
Căn lều ọp ẹp dựng bằng mấy mảnh bạt rách của nền đất nham nhở. Ngoài vài mảnh rá, rổ đen nhẻm, mấy mảnh ván dựng làm giường chẳng lành lặn. Bất chợt cơn mưa đổ xuống phả tới tấp vào mấy mảnh bạt chắn.
Trườn mình trên đống rác, anh Kiên nói như đuổi: “Các cô muốn hỏi gì thì hỏi rồi đi, đứng đây nhiều sinh bệnh lúc nào không biết đó”. Anh cho biết ở đây rất nhiều người bị nhiễm bệnh, nhiều nhất là bệnh bại liệt và các bệnh về hô hấp. “Chẳng ai đi khám nên cũng chẳng biết mình mắc những bệnh gì nữa chỉ thấy nhiều người đau, chết vì thế”.
Lớn lên từ rác
Đủ mọi lứa tuổi tìm tới đây để bới rác, nhưng hùng hậu nhất thuộc về lớp trẻ khoảng từ 4 – 16 tuổi. Trời vừa ngớt cơn mưa, đám con nít đã đổ xô ra bãi rác để tiếp tục công việc.
Đống rác lúc này đã bị nước mưa nén xuống nên phải dùng mấy que tre để bới lên. Nhưng cũng có đứa chẳng cần que gì, cứ ấn mạnh đôi tay của mình xuống và móc rác lên.
Khi được hỏi về việc thích ứng với công việc này như thế nào, Blum (12 tuổi) cười: “Mấy ngày đầu mới tới em ốm mất một tuần. Nhưng làm lâu rồi cũng phải quen thôi”. Nói xong Blum ho sặc sụa, mặt đỏ au, tay không chịu ngừng bới đống rác.
Bảy chị em PleiMlong bới rác ở đây được năm năm. Bố mẹ là người dân tộc Gia Jai, làm thuê nhưng không đủ nuôi chín miệng ăn. Đứa em út của em hai tuổi nhưng để ở nhà cũng chẳng có ai chăm nên đưa nó theo kiếm thêm được cái gì hay cái đó.”- MLong tâm sự.
Rim mới học lớp một, nhưng nhà nghèo không có tiền nộp học lại không có sách vở nên cũng theo bạn lên đây nhặt rác. Rim khoe: “Đi nhặt rác như ri nhiều lúc còn thích hơn đi học. Có tiền mua gạo khỏi phải ăn lá mì”.
Bleng hất mặt về phía con nhỏ: “Đồ ngốc. Đi học phải sướng hơn chứ. Tao mà được đi học tao sẽ trở thành bác sỹ sau tụi bay bị bệnh tao khám miễn phí cho”.
Cả bọn cười vang. Tiếng cười lẫn vào trong thứ mùi hôi nồng nặc của rác. Rồi tất cả lại hối hả chạy về lều lo phân loại rác để giao hàng còn kịp đón chuyến xe tiếp…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.