Mưu sinh ở bãi rác Hàm Rồng
(19:46:14 PM 18/06/2011)
Trẻ em bỏ học đi nhặt rác
Sáng nào cũng vậy, khi mặt trời chuẩn bị nhú lên ở phía Đông, đấy là lúc anh A Loét, người làng Brong Thong, xã Ia Băng, huyện Đắc Đoa cùng vợ và thằng con trai có mặt tại bãi rác Hàm Rồng để bắt đầu một ngày mưu sinh cùng rác. Anh tâm sự: “Đã 8 năm tôi sống bằng nghề này và cũng chính từ đây gia đình có mức sống ổn định, không bị đói. Không những vậy, làm công việc này tôi có đủ tiền cho 3 đứa nhỏ ở nhà đi học”.
Ở bãi rác có gần 30 căn chòi được dựng tạm để hàng trăm con người trú ngụ cũng như làm bãi tập kích rác. Mỗi chòi là một nhóm khoảng 20-30 người, cùng chen chúc sống để hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi tranh giành rác với các nhóm khác.
Một ngày mưu sinh ở bãi rác Hàm Rồng
Không chỉ người lớn mưu sinh từ nghề nhặt rác, mà những đứa trẻ chưa học hết bậc tiểu học cũng bỏ học cùng cha mẹ kiếm sống. Bé Hương, 11 tuổi, ngụ tại làng Brong Thong, hồn nhiên kể: “Em học hết lớp 3, không thể học được nữa nên theo cha ra đây kiếm sống. Không chỉ mình em, có rất đông các bạn cùng lứa đều bỏ học đi nhặt rác phụ gia đình”. Nói chưa dứt câu, nhìn thấy xe rác từ bên ngoài chạy vào bãi, Hương vội vàng hòa cùng hàng chục đứa trẻ nhảy lên bám vào thành xe để tranh giành rác.
Ở một góc bãi rác Hàm Rồng, trên vai địu đứa con chưa tròn tuổi đi nhặt rác, chị Hyak cho biết: “Gia đình tôi sống đều bằng nghề này, thu nhập tương đối ổn định. Ngày nào nhiều thì được 50.000 - 70.000đ, ít cũng được 20.000đ nên đủ sống qua ngày. Con còn nhỏ nhưng ở nhà thì lấy gì ăn, địu nó cùng đi chứ biết sao”.
Những đứa trẻ ở bãi rác rất vô tư chơi đùa mặc cho người lớn làm gì thì làm. Như bé Rơ Lan Gưm, 2 tuổi, cha mẹ tìm rác, bé mải mê nghịch ngợm trong đống rác, tìm nhặt được những cái gì chơi được thì chơi. Cha bé khi tìm rác nhặt được một chiếc điện thoại đồ chơi liền lau sạch cho con. Ngoài những người mưu sinh từ rác, nhiều gia đình trồng cà phê ở gần bãi rác cũng vô đây lấy rác về làm phân bón. “Gia đình mình tiết kiệm được rất nhiều tiền phân bón từ rác đấy”, chị Siu Yem mỉm cười nói.
Chỉ một giờ đồng hồ có mặt tại bãi rác Hàm Rồng nhưng chúng tôi như muốn bể lồng ngực. Nồng nặc mùi hôi thối từ rác, môi trường ở đây ô nhiễm nặng nhưng chúng tôi thấy không một ai có khẩu trang. Hỏi thì họ đều cho biết: Quen rồi. Hiểm họa bệnh tật về đường hô hấp ở bãi rác là rất lớn nhưng tất cả đều cho rằng chưa ai từng mắc bệnh (?!).
Chính quyền địa phương hết cách?
![]() |
Ra về sau một ngày nhặt rác |
Làng Brong Thong hiện có 161 hộ với 815 khẩu, trong đó có 66 hộ nghèo, chiếm hơn 40%. Chính quyền địa phương cho biết, có khoảng 30 hộ đang mưu sinh tại bãi rác Hàm Rồng. Theo ông Đặng Văn Lang, Chủ tịch UBND xã Ia Băng, huyện Đắc Đoa, chính quyền địa phương biết bà con mưu sinh tại bãi rác là đối diện với rất nhiều bệnh tật nhưng vận động mãi, bà con vẫn không bỏ nghề này bởi họ cho rằng thu nhập đủ sống và công việc cũng nhẹ nhàng.
Những chương trình 134, 135 về xây nhà và cấp đất sản xuất đều được UBND xã Ia Băng ưu tiên đối với làng Brong Thong. Qua đó, chính quyền địa phương mong muốn người dân có đất, có nhà sẽ bỏ nghề nhặt rác. Tuy vậy, những ngày tháng qua họ vẫn lũ lượt kéo nhau đi và chiều thì cùng nhau về. Vườn thì bỏ hoang, nhà cửa tuềnh toàng, chỉ có mấy đứa nhỏ leo queo trong nhà.
Vận động làm vườn không được, UBND xã Ia Băng đã làm việc với Công ty Cao su Mang Yang (thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam) để đơn vị này tuyển đồng bào làng Brong Thong vào làm công nhân. Nhưng rồi, những hộ không đi nhặt rác thì phấn khởi đi làm công nhân cao su (33 người), còn những hộ đi làm rác thì ngó lơ.
Không bỏ cuộc, lãnh đạo xã làm việc với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, đến tận bãi rác vận động và tuyển dụng những người mưu sinh ở đây vào công ty làm công nhân với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Làm công nhân cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, sáng có xe tới đón, chiều có xe đưa về nhưng không ai mặn mà chấp thuận, vì họ cho rằng nghề rác nhàn và thu nhập cao hơn.
Đức Trung - Minh Dưỡng
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
.jpg)