Múc ruộng, băm suối vì vàng
(19:38:46 PM 18/06/2011)
Thảm cảnh đó ở xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ diễn ra vì 2 nguyên nhân cơ bản: Vàng và sự yếu kém của chính quyền địa phương.
Vì vàng, hất ruộng đổ đi
Theo con đường nhựa từ thị trấn Trại Cau về hướng Bắc Giang, chỉ đi qua trụ sở UBND xã Cây Thị chừng 500m không khó để người đi đường có thể nhận thấy những đống đất lổn nhổn cùng hố nước sâu. Đó là những “bãi vàng mini” của chính người dân địa phương đào lên để tìm vàng sa khoáng.
Nếu bên cạnh không có những thửa ruộng còn nguyên gốc rạ, chúng tôi khó có thể nhận ra những “hố vàng” trước mắt từng là mảnh ruộng cày cấy. Bên một “bãi chiến trường” ngay cạnh đường nhựa là đất đá bị xới lên lổn nhổn, có 2 hố nước lớn bên cạnh là máy bơm, một cái lán nhỏ bằng bạt dứa được dựng tạm lên. Dọc theo con đường nhựa nối xã Cây Thị với xã Văn Hán cùng thuộc huyện Đồng Hỷ, chúng tôi chứng kiến hàng chục công trường như vậy ngay trên những thửa ruộng vừa qua một mùa canh tác. Có nơi, “ruộng vàng” còn có xu hướng lấn đến đồi chè.
Những thửa ruộng bị quật lên để tìm vàng đều nằm gần bờ suối, vì thế con suối Hoan cũng chịu chung số phận. Đất đá đào lên đổ ngay bên cạnh suối, biến nhiều đoạn suối thành những con mương ri rỉ nước. Thậm chí, có nơi người ta còn tự cho phép mình cái quyền nắn lại dòng chảy của suối. Thật đau lòng khi phải chứng kiến dòng suối đang bị băm chặt tả tơi thành nhiều đoạn.
Đây là hoạt động hút cát sỏi theo cách giải thích của lãnh đạo địa phương.
|
Chúng tôi dừng chân bên một bãi đất lớn ngổn ngang đất đá bị đào xới, có dấu vết của máy xúc và đang trong quá trình “canh tác vàng”. Thấy có người lạ, từ căn nhà đối diện bên kia đường chừng 7 – 8 người đàn ông xuất hiện. Một người tự nhận là chủ nhà bảo đây là thửa ruộng rộng chừng 1ha của nhà mình. Trả lời thắc mắc của người lạ vì sao ruộng lại bị xới tanh bành như vậy, chủ nhà bảo đã xin phép xã hạ ruộng, tiện thể nắn lại dòng suối. Khi được hỏi tiếp: Hạ ruộng sao lại phải bới hết đất đá lộn lên mặt đất, làm sao hoàn thổ được? Đám đông im lặng.
Vậy là, vì vàng, người dân địa phương đã thẳng tay múc ruộng, phá hoại tư liệu sản xuất của chính mình để đào lấy những cục đá, hòn sỏi vương chút vàng sa khoáng. Vì vàng, suối Hoan không còn ý nghĩa tiếng reo vui hân hoan như cách giải thích của người dân địa phương, nữa mà đang trở thành con mương đục ngầu bị vùi lấp gần hết.
Đãi vàng công khai
Thảm cảnh múc ruộng, băm suối là phần nổi của nạn khai thác vàng trái phép đang diễn ra tại xã Cây Thị. Tinh vi hơn, người ta còn khoác cho hoạt động khai thác vàng tại Cây Thị một tấm áo công khai. Tấm áo che giấu việc đào đãi vàng chính là những bãi hút cát nằm cách trụ sở UBND xã chừng 500m.
Hiện trường của những bãi cát là máy xúc, hố lớn, hố bé, máy sàng và không thiếu cả... sàng đãi vàng. Đây chính là khu vực khai thác cát thuộc HTX Thành Long gồm các thành viên: Bàn Văn Long, Trần Văn Động và Nguyễn Anh Thép. Tại khu vực khai thác của ông Bàn Văn Long, những thợ khai thác đều nhất nhất khẳng định chỉ khai thác cát, không có vàng ở đây. Còn ở khu vực bên cạnh của ông Nguyễn Anh Thép, một thợ đang xúc sỏi tên Nguyên thật thà kể: “Chúng tôi vừa khai thác cát, vừa tìm vàng”. Cũng trong khu vực này, một đồng nghiệp của chúng tôi tinh ý nhận thấy chiếc máy sàng tuyển trên tàu cuốc có bộ phận để tuyển vàng.
Cách nơi đang khai thác cát sỏi chừng 50m là khu vực đào đãi vàng đã bị UBND xã Cây Thị cấm. Trả lời câu hỏi liệu có chuyện các HTX khai thác cát “tranh thủ” đãi vàng hay không, ông Hoàng Duy Nhất – Trưởng CA xã Cây Thị - thừa nhận: “Đúng là khu vực này có vàng, có thể thi thoảng người ta cũng tìm thấy vàng”. Vậy là đã rõ, những chiếc tàu cuốc, máy sàng tuyển đang chạy xình xịch ngay trên vùng đất có vàng với chiếc áo ngụy trang là khai thác cát.
Sự việc càng trở nên “hai năm rõ mười” hơn khi chúng tôi tự lần mò vào khu vực khai thác khi không đi cùng ông trưởng CA xã. Tại khu vực khai thác cát của ông Trần Văn Động, khi đã gần giữa trưa vẫn còn 6 lao động đang hì hục xịt nước từ chiếc vòi lớn vào những hòn đá, sỏi để nước chảy vào hố. Bên cạnh, một phụ nữ cặm cụi ngồi sàng vàng. Khi được hỏi, một thanh niên đang xúc sỏi đổ vào cho người khác xịt nước rửa vẫn khăng khăng cho rằng đây là nơi khai thác cát sỏi. Nhưng khi những vị khách lạ vặn hỏi khai thác cát sỏi dùng sàng vàng làm gì thì không ai trả lời được.
Đồng ruộng tan hoang vì vàng. Ảnh: V.H
|
Bất lực hay bao che?
Tại buổi làm việc với PV, ông Phạm Thanh Sao – Chủ tịch UBND xã Cây Thị - thông tin rằng, việc cho phép HTX Thành Long khai thác cát là chủ trương của xã nhằm phục vụ việc làm đường bêtông và xây nhà 167 trên địa bàn. Ông Sao trần tình: “Nguyên vật liệu cát sỏi chở từ nơi khác về giá thành quá cao, gấp 3 lần so với giá cát sỏi khai thác tại địa phương, làm đội giá xây dựng nhà 167, nên xã linh động cho các tàu cuốc hoạt động có thời hạn. Đến khi nào làm xong đường và nhà sẽ dừng hoạt động”.
Chưa bàn đến việc các khu vực này người ta đang đãi vàng dưới chiêu bài hút cát sỏi, chỉ riêng việc hút cát, sỏi đã vi phạm Luật Khoáng sản. Ông Sao lại giải thích tiếp, xã có xin ý kiến của huyện trong một cuộc giao ban, nhưng đến nay vẫn chưa được sự đồng ý. Vậy là, các quan xã ở Cây Thị đã “tiền trảm hậu tấu” trong việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn mình.
Điều đáng nói là việc khai thác cát, vàng trên địa bàn xã đã trở thành điểm nóng từ lâu. Đầu tháng 10, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện kiểm tra thực địa, phát hiện tình trạng khai thác vàng trái phép rầm rộ tại đây đã yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm. Ngày 15.10, UBND xã Cây Thị đã báo cáo UBND huyện Đồng Hỷ bằng văn bản: “Hiện nay, việc khai thác vàng sa khoáng đã được quản lý, các hộ đã tiến hành san lấp mặt bằng, thu dọn máy móc, dỡ bỏ lán trại, chấp hành theo thông báo và việc xử lý của chính quyền địa phương”.
Đồng thời, UBND xã cũng báo cáo với cấp trên: Đã đình chỉ, chấm dứt hoạt động của 3 tàu cuốc; sẽ buộc các chủ sử dụng đất tự san lấp mặt bằng và tổ chức cưỡng chế đối với các cá nhân cố tình vi phạm. Ông chủ tịch xã cũng cho biết thêm, xã vừa xử lý 13 trường hợp tự ý đào bới ruộng, buộc hoàn thổ. Nhưng sự thật tại xã Cây Thị ở thời điểm chúng tôi đến – một tháng sau khi UBND xã báo cáo - lại hoàn toàn không phải như vậy. Ruộng vẫn bị bới, suối vẫn bị lấp, còn tàu hút cát kèm đãi vàng vẫn chạy xình xịch.
Trái với cách trả lời quanh co của ông chủ tịch xã, ông Bàn Văn Tiên – Bí thư Đảng ủy xã Cây Thị - thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém trong quản lý tài nguyên khoáng sản tại địa phương. Ông thừa nhận có tình trạng đào đãi vàng trái phép, việc cho các tàu cuốc hoạt động thật ra là “làm vàng chứ không phải làm cát đâu” và cũng chưa có giấy phép hoạt động. Một điều quan trọng nữa ông bí thư xã chỉ ra là: “Xã đã cho người ta hút cát sỏi ở nơi có vàng, thì người ta vin vào để làm”.
Chốt lại câu chuyện, ông Tiên mong được thông cảm cho xã vì đang trong quá trình làm đường bêtông và xây nhà 167 nên rất cần cát, sỏi giá rẻ khai thác tại địa phương. Vì thế, đành phải “nhắm mắt làm ngơ” cho tàu cuốc làm vàng đổi lấy cát, sỏi giá rẻ. Ông bí thư xã hứa khi xong đường, xong nhà sẽ cấm tiệt mấy cái tàu cuốc hút cát trá hình. Nhưng liệu đến lúc đấy, còn ai tin được vào sự nghiêm minh của chính quyền xã? Hậu đãi vàng liệu có thể phục hồi những thửa ruộng bị cày xới nham nhở và cứu lấy suối Hoan là nơi cung cấp nước tưới cho 1/3 diện tích đất nông - lâm nghiệp của xã đang dần cạn kiệt?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.