»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:02:53 PM (GMT+7)

Mùa cà phê Tây nguyên

(19:38:01 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - - Tây nguyên đang ở đỉnh điểm của một vụ mùa nhọc nhằn, hân hoan và tất bật nhất trong năm: mùa thu hoạch cà phê. Giữa điệp trùng nương rẫy xanh ngắt chốn núi đồi, trong thung sâu cho đến mọi nẻo đường từ làng lên rẫy, từ rẫy tràn lên cả phố xá... là hình ảnh hối hả, sinh động gắn với quả cà phê.

Nói không quá, những ngày này người nông dân Tây nguyên “thức, ngủ cùng cà phê”. Không những thế, các thành phần dân cư khác cũng bị chi phối bởi nhịp điệu cà phê. Nông dân rủng rỉnh tiền bạc ắt người kẻ chợ cũng mát tay đếm tiền!

 

Chị Ka Sach, 27 tuổi, ở thôn 2, xã Đinh Trang Hòa, hái cà phê. Công việc chẳng đơn giản vì phải dùng hết sức để tuốt những chùm trái rời khỏi cành nhưng chị vẫn tươi cười “cho nó quên đi cái mệt!”

 

Sau một thập niên giá cà phê chịu cảnh nổi trôi, bầm dập, năm nay hạt cà phê được giá hơn: 35.000 đồng/kg, khiến bà con nhà vườn tươi tắn đôi chút. Nhưng cà phê có giá thì nhà vườn phải đêm ngày canh giữ công sức khó nhọc của cả năm trước bọn trộm cướp.

 

Mỗi mùa thu hoạch cà phê thường kéo dài hai tháng và mỗi năm mặt hàng nông sản này đem về cho VN 1,7-2 tỉ USD, chỉ đứng sau xuất khẩu gạo. Những góc ảnh này được ghi tại huyện Đức Trọng và cao nguyên Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.

 

Vào mùa cà phê người lao động thời vụ không “đổ bộ” xuống Tây nguyên nữa, dẫn tới tình trạng khắp nơi khan hiếm nhân công hái cà phê. Những người lao động K’Ho này được nhà vườn ở xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh thuê với giá 20.000 đồng cho mỗi bao cà phê tươi hái được

Chị Phạm Thị Thanh Nhàn, 36 tuổi, ở phường ngoại ô Lộc Phát, TP Bảo Lộc, đang lo cà phê ẩm mốc do Lâm Đồng vừa mưa dầm dề cả tuần, không phơi cà phê được

Khắp nơi nông dân phải lập những chòi canh giữ cà phê dã chiến bởi bọn trộm cướp cà phê lan tràn như rươi. Trong ảnh: anh Huỳnh Văn Tâm, 34 tuổi, từ tỉnh Phú Yên lên vùng Minh Rồng, Bảo Lộc để giữ cà phê thuê cho vườn anh Nguyễn Chí Toàn với thù lao 2 triệu đồng/tháng

Cánh đàn ông khỏe hơn, trèo lên ngọn cây cà phê để tuốt trái. Trong ảnh: anh K’Robin, 34 tuổi, ở thôn 2, xã Đinh Trang Hòa, hái cà phê trên ngọn cây

Để vào các nương rẫy trồng cà phê, phương tiện đi lại - vận chuyển thông dụng nhất là chiếc máy cày. Trong ảnh: một nhóm người dân tộc K’Ho ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng trên đường đi thu hoạch cà phê

 

NGUYỄN HÀNG TÌNH/TTCT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mùa cà phê Tây nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI