Mưa băng tấn công Mátxcơva
(19:38:17 PM 18/06/2011)
Quang cảnh xung quanh sân bay Domodedovo ngày 26.12. Sân bay này buộc phải đóng cửa do tình hình thời tiết tồi tệ. Ảnh: ChinaDaily. |
Hãng tin Interfax cho biết, chỉ trong vòng vài phút, vỉa hè của Mátxcơva đã đóng một lớp băng dày, khiến giao thông trở nên nguy hiểm. Dịch vụ đường sắt toàn Mátxcơva bị gián đoạn do băng phủ kín các dây dẫn điện trên không. Dịch vụ xe buýt phải tăng cường thêm 96 chiếc để hoạt động trên các tuyến đường bị ảnh hưởng.
Sân bay Domodedovo ở đông nam Mátxcơva phải ngừng hoạt động sau cơn bão băng này. Trước đó, khoảng 8h (giờ địa phương), sân bay bị mất điện do cáp chính kết nối các trạm điện đứt. Đến cuối ngày 26.12, sân bay vẫn chưa có điện trở lại. Khoảng 8 nghìn hành khách mắc kẹt tại sân bay.
Sân bay lớn thứ hai của thủ đô Mátxcơva là Sheremetyevo vẫn hoạt động song nhiều chuyến bay bị trễ hàng giờ đồng hồ. Sheremetyevo phải tiếp nhận 10 chuyến bay chuyển tiếp từ Domodedovo trước khi sân bay này cũng đóng cửa do tình hình thời tiết tồi tệ, đài truyền hình nhà nước Nga cho biết.
Cây cối trên toàn Mátxcơva phủ kín băng. Ảnh: ChinaDaily. |
Phó thị trưởng thành phố Mátxcơva phát biểu trên truyền hình cho hay, việc cắt điện ảnh hưởng đến 455 khu định cư quanh thủ đô và nhiều khu vực khác thuộc miền trung nước Nga.
Theo website khí tượng Pogoda.ru, nhiệt độ trung bình trong tháng 12 tại Mátxcơva vào khoảng âm 5 độ C. Mức thấp nhất trong ngày đo được khoảng âm 8 độ C.
Ông Gennadiy Onishchenko - Tổng thanh tra vệ sinh, quan chức hàng đầu về y tế của Nga, cảnh báo người dân nên ở trong nhà để tránh thương tích.
197 nghìn người ở Mátxcơva và miền trung nước Nga bị cắt điện từ đêm 25.12 cho đến giữa trưa ngày 26.12. Ảnh: ChinaDaily. |
Cây thông Noel ngoài đường phố trĩu nặng băng giá. Ảnh: ChinaDaily. |
Cây cối trở thành những cây băng. Ảnh: ChinaDaily. |
... và gãy gục dưới sức nặng của băng tuyết. Ảnh: ChinaDaily. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.