»

Thứ bảy, 23/11/2024, 19:20:18 PM (GMT+7)

Một thôn bản chịu đói suốt 10 tháng

(19:44:52 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Bố mẹ nhốt con trong nhà để đi tìm cái ăn, mấy ngày sau mới đưa được củ mài về, con đã lả gần chết. Đói, không có củ thì vặt tạm lá rừng, lá nào sâu ăn được mình cũng ăn được… Chuyện về cái đói ở Pác Củng kể cả ngày không hết.

Đã nhiều tháng nay, người dân thôn Pác Củng, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang phải kéo nhau đổ dồn lên núi tìm củ mài, củ sắn, rau rừng để cầm cự với cái đói tấn công người dân suốt 10 tháng qua.

 


Đường vào thôn Pác Củng rất khó đi, thôn nằm lọt trong một thung lũng bốn bề là núi. (Ảnh: Thế Cường)


Cả thôn đói dài đói dạc

 

Thôn Pác Củng nằm giữa một thung lũng sâu và hẹp, bốn bên là núi cao chót vót. Ông Trần Văn Nên - Trưởng thôn Pác Củng - cho biết, trước đây toàn bộ người dân trong thôn sống du canh du cư, từ năm 1985 mới về định cư tại đây cho đến nay.

 

Cả thôn có 40 hộ dân thuộc hai dân tộc Sán Chỉ và Dao. Mỗi nhà trong thôn chỉ có một mảnh ruộng nhỏ. Nhưng vào những tháng giáp mưa, tìm khắp Pác Củng cũng không kiếm nổi một giọt nước để trồng trọt.

 

Chúng tôi vượt núi tìm đến Pác Củng, đi dọc con dốc dài, gập ghềnh, bắt gặp những đứa trẻ chừng 5, 6 tuổi đang lúi húi đào bới bên sườn rừng. “Bản tôi tính đến nay ít nhất cũng đã phải chịu đói 10 tháng rồi. Đói không phải là chỉ ăn cháo mà đến củ mài, củ sắn cũng không có mà ăn…”, trưởng thôn Nên lý giải.

 


Đám trẻ nhếch nhác, đờ đẫn chờ người lớn mang cái ăn về. (Ảnh: Thế Cường)


Hóa ra năm vừa rồi nước hiếm quá, lúa lại không được mùa, tháng 9 thu hoạch lúa mà tháng 10, hầu như cả bản đã phải lũ lượt kéo nhau lên rừng tìm củ, tìm rau sống qua ngày.

 

Chuyện về cái đói ở Pác Củng kể cả ngày không hết. Có nhà bố mẹ nhốt con trong nhà để đi tìm cái ăn, mấy ngày sau mới đưa được củ mài về, con đã lả gần chết. Hộ nào cũng đói, hộ nào cũng đi tìm củ mài, thế nên bây giờ đi bộ mấy cây số, tìm mỏi mắt may ra mới thấy cái ăn. Ông Nên bảo đói quá, không có củ thì vặt tạm lá rừng, lá nào sâu ăn được thì mình cũng ăn được.

 

Đi khắp Pác Củng đâu đâu cũng gặp cảnh người già và trẻ em ngồi tựa bậu cửa những ngôi nhà lụp xụp, đôi mắt đờ đẫn ngóng xa xôi chờ người thân mang cái ăn về.

 

Chúng tôi đi qua nhà bà Lý Thị Lịch, gặp bà và con trai Bàn Văn Pú đang nướng một củ sắn. Bà Lịch bảo đã đi từ sáng khắp núi mới kiếm được củ sắn này, về nướng ăn tạm rồi hai mẹ con lại đi tìm tiếp.

 

Nhà bà Lịch có 5 người con thì 4 con gái đã lấy chồng hết, còn một cậu con trai. Bà bảo: “Đói thế này sắn không có ăn biết sống được không mà lấy vợ”.

 

Trưởng thôn Trần Văn Nên dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà tối om. Trong góc nhà, bốn đứa trẻ đang nhềnh nhệch khóc. Người mẹ trẻ tưởng như chỉ nhỉnh hơn đứa con lớn vài tuổi - chị Bàn Thị Quản - ngồi bất động ôm đứa con nhỏ mới vài tháng tuổi. Mấy ngày qua hai vợ chồng chị lăn lóc trên rừng mà không kiếm được cái gì ăn. Sáng sớm nay, chồng chị, anh Lý Văn Đoằn, đã phải mang gùi vượt đến một quả núi thật xa tìm củ. Chị Bàn và các con ở nhà, mong chờ vào những thứ anh sẽ mang về vào buổi tối.

 

Riêng gia đình trưởng thôn Trần Văn Nên cũng có 6 người con; nhưng hiện trong nhà anh có tới 17 khẩu. Cả 17 người ngày nào cũng túa đi khắp rừng núi tìm rau củ giữ mình qua cơn đói.

 

Tiếng kêu cứu từ bản đói

 

Thôn Pác Củng có trên dưới 30 em nhỏ. Ngay đầu thôn, một ngôi nhà sàn dựng tạm làm lớp học cho các em. Vào những ngày bình thường, các em sáng đến lớp, chiều đi đào củ trên rừng. Nhưng vào những ngày này các em bỏ cả học để đi kiếm cái ăn.

 

Trẻ ở đây chỉ học đến lớp 5 là hết. Mà may mắn lắm mới có em biết được một vài chữ. Thời tiết nơi đây cứ buổi sớm và chiều tối lại có sương xuống lạnh buốt nhưng đám trẻ chỉ phong phanh quần áo, thậm chí có trẻ còn không có quần áo mặc. Thế nên sách giáo khoa là điều không tưởng.

 

Vào Pác Củng không gặp những thiếu nữ xuân thì. Hỏi ra mới biết các cô gái ấy chính là các bà mẹ trẻ đang ẵm những đứa con nhỏ thẫn thờ chờ chồng mang cái ăn về. Những đứa bé được sinh ra tự nhiên như cỏ dại “đương nhiên” chịu đói từ trong bụng mẹ.

 

Cách đây chừng 5 năm, ngay đến đường vào Pác Củng cũng không có. Năm 2006, nhờ một tổ chức nhân đạo, con đường mòn vào Pác Củng mới được mở. Khi những cơn đói đang chập chờn mỗi ngày, người dân Pác Củng không còn thời gian để mơ về ánh điện, trẻ con Pác Củng không dám nghĩ tới tương lai.

Thế Cường (Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một thôn bản chịu đói suốt 10 tháng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI