»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:13:44 AM (GMT+7)

Mộng du đêm trăng tròn và những chuyện kỳ lạ ở VN

(19:41:46 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Cứ vào tuần trăng, những người mắc chứng mộng du lại thường có những chuyến “du lịch” lạ lùng, để đến lúc tỉnh dậy, thấy mình đang ở một nơi xa lạ.


Chứng bệnh mộng du vốn hay xảy ra trong những đêm trăng tròn. Ảnh minh họa nguồn Internet


Mua vé xem bóng đá sân Hàng Đẫy, tỉnh dậy ở triển lãm Giảng Võ


Một trong những bệnh nhân của chứng mộng du đã từng đến khám tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương là một anh bộ đội. Nhận nhiệm vụ đi lấy vé xem bóng đá cho mọi người, sáng sớm anh đạp xe từ Hà Đông đi vào nội thành Hà Nội để mua vé tại sân Hàng Đẫy. Thế nhưng, trưa, rồi chiều không ai thấy anh về. Nửa đêm, anh tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong Triển lãm Giảng Võ. Anh không hiểu vì sao mình đi vào được đây, đã gặp những ai trước đó, nói chuyện gì, đã làm gì, đã lang thang những đâu. Chỉ có điều, nhiệm vụ chính là mua vé xem bóng đá thì vẫn chưa hoàn thành.

 


“Lúc anh đến khám, chúng tôi đã điện não đồ và phát hiện anh đã mắc một cơn động kinh thái dương, khiến anh bị mộng du khi đang thức. Lúc đó, anh tự động đi lang thang. Trông bên ngoài anh này cứ như người tỉnh, ăn mặc đàng hoàng, giao tiếp một cách tự động. Nhưng lúc đó, các vỏ não ngủ, còn trung tâm dưới vỏ não hoàn toàn tự động điều khiển con người. Bởi vậy, lúc tỉnh dậy, anh ấy không thể nhớ mình đã làm gì, gặp những ai” -  BS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai hương kể lại.


Theo BS Hồi, y văn thế giới cũng từng ghi nhận một trường hợp mộng du nhiều giờ liền. Người này đã di chuyển từ nước này sang nước khác bằng máy bay. Trong quá trình mộng du, họ vẫn thực hiện được các thao tác như mua vé máy bay, lên máy bay mà không ai phát hiện ra sự bất thường ở họ. Đến lúc tỉnh dậy, đã thấy mình ở một nơi hoàn toàn xa lạ và không thể nhớ được chuyện gì xảy ra.

Ngoài ra, có không ít người mộng du, đến khi tỉnh dậy thấy mình nằm ở đâu đó gốc cây, chuồng bò, ngoài sân mà bản thân họ cũng không hiểu vì sao. Vì các cơn mộng du thường đến vào lúc giấc ngủ say nhất.

Người mộng du leo trèo như vượn

Với một số người mắc chứng mộng du, họ có thể thực hiện được những chuyến du hành ngoạn mục mà khi tỉnh, họ không thể thực hiện lại được. Chính vì ngủ say nên ý thức lúc đó không hoạt động, sự sợ hãi, kiềm chế không còn, nên những người mộng du này có thể làm các động tác mạo hiểm, khơi dậy những bản năng của tổ tiên. Họ có thể trèo lên mái nhà, đi trên bờ tường hay leo trèo rất nhẹ nhõm. BS Hồi cho rằng, đó là lúc kỹ năng của tổ tiên, bản năng của loài vượn được đánh thức.

Nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. I. Metanikôp đã kể về một trường hợp mộng du như vậy. Đó là một cô gái 24 tuổi, làm hộ lý của một bệnh viện. Nhiều đêm, cô gái mắc chứng mộng du này đã lang thang khắp viện. Có lần, bác sĩ trực đã chứng kiến cảnh cô gái tỉnh dậy và đi lên tầng áp mái… Khi tới buồng cầu thang trên cùng, cô mở cửa sổ, đi ra và dạo bước trên mép mái nhà; sau đó cô này lại vào bằng cửa sổ khác và xuống thang. Cô đi không hề gây ra tiếng động nào, các cử chỉ của cô hoàn toàn tự động, hai tay thõng theo thân người hơi cúi xuống; đầu cô giữ thẳng và bất động; mái tóc cô buông xuống, mắt mở to. Trông nữ hộ lý này như một bóng ma.

Cũng phát huy được bản năng của tổ tiên, cô Rachel Wark, 18 tuổi, một sinh viên Mỹ, đã mắc chứng mộng du, nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ để đi chơi và rơi xuống từ độ cao khoảng 7,5 mét. Thật ngạc nhiên là sau cú ngã đó, Rachel đã không hề gãy đến một chiếc xương nhỏ.

Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn như cô gái trên. Đã có người, chỉ mặc phong phanh đồ ngủ để lang thang trong đêm và chết cóng. Đó là trường hợp của Timothy Brueggeman, 51 tuổi, làm nghề thợ điện ở Wisconsin, Mỹ. Vào tháng 1/2009, người đàn ông này đã đi ra khỏi nhà trong lúc đang “ngủ” chỉ với 1 bộ đồ lót trên người. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy ông cách nhà khoảng 200 mét, đã chết vì lạnh cóng dưới nhiệt độ âm 26°C.

Chứng bệnh chỉ phát vào đêm trăng tròn?

Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định, chứng bệnh mộng du có trong bệnh động kinh hoặc do rối loạn giấc mơ, thường xảy ra vào đêm trăng tròn. Người ta gọi đó là hội chứng lunatic, lien quan đến ánh trăng. Nhưng đến nay cơ chế người mộng du bị tác động như thế nào vào đêm trăng tròn vẫn chưa giải thích được.

“Hiện tượng thì đúng, các bác sĩ nghiên cứu nhiều, chiêm ngẫm nhiều nhưng chưa giải thích được. Đó là do từ trường, địa từ trường, hay các nhịp vũ trụ, các chu kỳ lớn ảnh hưởng đến con người? Não bộ của con người là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm về điện từ trường. Nhưng trong cơ thể con người, với nam hoặc nữ, thì lại có nhiều chu kỳ khác của tự nhiên tác động lên. Phụ nữ thường mắc mộng du nhiều hơn khi có sự kết hợp giữa tuần trăng và chu kỳ kinh nguyệt, thường rơi vào khi nội tiết tố thấp, trước hoặc sau nguyệt san.

Nhưng trong cơ thể con người, còn nhiều bộ phận phụ thuộc vào các nhịp khác, thông số khác như nhịp thời tiết, nhịp mùa, nhịp ngày đêm… Ví như, nhịp tim theo giây, nhịp thở theo phút còn nhịp cảm xúc lại chậm” – BS Hồi lý giải.

Tuy nhiên, chính vì khi mộng du, ý thức con người không hoạt động, trong khi những bản năng gốc lại được trỗi dậy, nên những người khi bị chứng bệnh mộng du cũng có thể trở thành tài năng nhưng cũng có thể trở thành là thảm họa cho người thân nếu có sự can thiệp không đúng lúc.

 

Bài 2: Hành xử khi mộng du: Từ tài năng đến thảm kịch

Lê Hiền/VTC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mộng du đêm trăng tròn và những chuyện kỳ lạ ở VN

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI