Mỏ nghêu Thạnh Phong “dậy sóng” !
(19:46:31 PM 18/06/2011)
Nhiều năm qua, con nghêu nuôi ở vùng ven biển Bến Tre đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu, giá nghêu ngày một cao, nhờ đó đời sống của hàng ngàn cư dân sống vùng ven biển khá lên thấy rõ. Có điều, trong lúc HTX Thủy sản Rạng Đông, Đồng Tâm thuộc huyện Bình Đại luôn quản lý, khai thác tốt con nghêu thì ngược lại tại Thạnh Phong...!
Đất lành... nghêu tựu
Nằm giáp biển Đông, dải đất bờ biển Thạnh Phong – Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú, Bến Tre) dài khoảng 25km, giới hạn bởi cửa sông Hàm Luông và cửa sông Cổ Chiên. Trước năm 1975, Thạnh Phong là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí từ Bắc chuyển vào
Các bậc cao niên sống vùng ven biển ở đây cho biết, ngay từ thời đó, con nghêu cũng đã hiện diện tại Thạnh Phong. Điều này cho thấy nơi đây có môi trường sinh thái thích hợp cho con nghêu tựu lại sinh sống, phát triển. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, vào khoảng tháng 3 kéo dài cho đến tháng 8 (Âm lịch) trong năm, lượng nghêu giống xuất hiện với trữ lượng khá lớn ngoài ven bãi biển Thạnh Phong…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Hiếu cho biết: “Cùng với các bãi nghêu tại huyện Bình Đại, Ba Tri, các bãi nghêu tại Thạnh Phong là nơi có môi trường sinh thái được kiểm định thường xuyên, con nghêu đạt chuẩn để xuất khẩu vào thị trường “khó tính” châu Âu.
Con nghêu nuôi ở bãi biển Thạnh Phong rất mập, ruột trắng, thịt ngon ngọt, giàu dinh dưỡng, được thị trường nhiều nước ưa thích. Hiện nay, vùng nghêu Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú), là một trong 3 vùng nuôi nghêu lớn tại ven biển Bến Tre đã kiện toàn, đang chờ để được cấp chứng nhận thương hiệu MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế MSC (Marine Stewardship Council)”.
Ông Nguyễn Văn Hiếu nhận định: “Hiện nay, sản lượng nghêu giống lẫn nghêu thịt (nghêu nuôi) hằng năm tại Thạnh Phong không bằng so các HTX nuôi nghêu tại Bình Đại, nhưng nếu môi trường sống của con nghêu Thạnh Phong được gìn giữ, khai thác tốt, nghêu sẽ đem lại cuộc sống khá hơn cho nhiều người dân nghèo sống vùng ven biển Thạnh Phong...”. Thế nhưng...
Thu hoạch nghêu ở Thạnh Phong
“Mỏ nghêu” bị “nội tuyến”!
Qua cầu Bồn Bồn, tôi băng đường rừng hơn 5km mới đến Cồn Dài (ấp 6, Thạnh Phong), nơi có bãi nghêu rộng khoảng 100ha do HTX Thủy sản Thạnh Lộc quản lý. Song, đây chưa phải là bãi nghêu xa nhất của Thạnh Phong, Thạnh Hải. Biển và bãi nghêu tại đây thật tiêu điều.
Một xã viên chua chát: “Ở đây chuyện bắt nghêu trộm cứ diễn ra liên miên. Khi nghêu giống vừa xuất hiện tại đây ít lâu, dù chưa đến thời kỳ khai thác, nhưng lập tức nghêu đã bị bắt trộm sạch sẽ. Năm nay cũng thế, vào thời điểm cuối tháng 5, hàng ngàn người từ nơi khác đã ập đến bắt trộm nghêu giống trước sự bất lực của những xã viên bảo vệ bãi nghêu. Điều đáng lo là môi trường bãi nghêu bây giờ đã bị phá tan hoang, liệu rồi con nghêu có còn chịu đến đây để sinh sản nữa hay không?”.
“Thế số người trộm nghêu từ đâu đến?” - tôi hỏi. Anh xã viên thở dài: “Ngoài tỉnh có, trong tỉnh cũng có, nhưng căng nhất là những người ở... ngay trong “ruột mình”, tức là những người dân tại địa phương và một số xã viên thông đồng với bên ngoài. “Mỏ nghêu” đã bị “nội tuyến”!...”.
Anh còn ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Điện thoại di động đã phủ sóng khắp nơi. Thấy thuận tiện là họ chỉ cần a lô một tiếng là ào vào. Nghêu giống bắt trộm họ bán được từ 3 đến 5 triệu đồng/kg, hỏi ai mà không ham?”.
Những người ăn cắp nghêu có cách đánh cắp nghêu thật táo tợn. Trong đêm, sau khi nắm “thông tin”, hàng trăm người dùng lưới mùng vơ vét cấp tập nghêu giống, trong khi đó số xã viên bảo vệ bãi nghêu có mặt chỉ vài chục người.
Đã vậy, đôi khi có anh em trong HTX giữ không xuể, thấy người ngoài bắt nghêu nhiều quá nên cũng… bắt trộm nghêu theo (?!). Hoặc những người ăn cắp nghêu lại “đánh” theo kiểu biệt kích. Nơi ven biển rộng mênh mông, họ đào hố cát để ẩn mình. Không thấy có người, họ liền hoạt động. Còn thấy người hay tàu tuần tra sắp đến thì họ vùi mình xuống hố cát. Có nơi những người ăn cắp nghêu thoắt ẩn thoắt hiện trong những vạt rừng ngập mặn, chực chờ cơ hội tiến ra bãi nghêu.
Giữ “mỏ nghêu”, cách nào?
Chủ nhiệm HTX Thủy sản Thạnh Lộc Võ Văn Bền thừa nhận: “HTX Thạnh Phong không bảo vệ được bãi nghêu vì chúng tôi chưa có một tập thể xã viên đoàn kết, đủ mạnh để đối phó với những người bắt trộm nghêu như HTX Thủy sản Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại)… ”.
Với HTX Thủy sản Rạng Đông, Đồng Tâm, do phương thức ăn chia rõ ràng: công khai, công bằng, dân chủ nên từ nhiều năm qua việc quản lý và bảo vệ bãi nghêu đã vào quy củ. Chính vì vậy, dù các bãi nghêu ở đó rất rộng lớn (gần 1.000ha) nhưng từ năm 1997 đến nay, các HTX ấy không hề còn nạn trộm nghêu như trước “.
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, bà Trần Thị Thu Nga cho biết: “Nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi nghêu của Bến Tre (theo các tiêu chí của thương hiệu MSC), nên con nghêu đang có giá trên thị trường, nhiều nơi muốn phát triển nuôi nghêu”.
Tuy nhiên, bà cảnh báo: “Để có con giống tốt, người nuôi cần đăng ký mua tại các HTX thủy sản để nơi đây khai thác bán nghêu giống đúng thời điểm, đồng thời bảo vệ được môi trường cho nghêu sinh sản về sau. Còn nếu mua nghêu giống bắt trộm, do phải giấu giếm khi di chuyển, nghêu bị “bầm dập” thì không thể nào bảo đảm chất lượng tốt khi thả nuôi…”.
Một trong những cái khó của Thạnh Phong trong việc bảo vệ bãi nghêu là là các bãi nghêu nằm trải dài trên địa bàn quá rộng nên việc bảo vệ rất vất vả, phức tạp. Bên cạnh đó, các HTX Thủy sản tại Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng rất cần đến sự hỗ trợ của lực lượng biên phòng và các ngành hữu quan trong việc “khóa chặt” các đầu mối thu mua nghêu giống bắt trộm…”.
Từ 21 đến 24-5-2009, “mỏ nghêu” Thạnh Lộc gần như bị đánh úp với luợng nghêu giống bị bắt trộm ước thiệt hại từ 5-7 tỷ đồng. Hỗn loạn nhất là vào ngày 23-5, hôm đó có khoảng 3.000 người tràn vào bắt trộm nghêu… Khi vụ việc xảy ra, tỉnh, huyện đã tăng cường lực lượng đến góp sức cùng địa phương bảo vệ bãi nghêu giống Thạnh Lộc. Đích thân Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phải có mặt tại hiện trường, tình hình mới tạm lắng… |
Theo Phan Lữ Hoàng Hà (SGGP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.