Mơ một sách Quốc văn Giáo khoa Thư
(19:40:55 PM 18/06/2011)
Trong quá trình biên soạn, Cánh Buồm kế thừa các kết quả thực nghiệm công nghệ giáo dục do TS Hồ Ngọc Đại dốc lòng thiết kế và tổ chức chu đáo hàng chục năm qua. Toàn bộ bản thảo được chuyển tới Nhà Xuất bản (NXB) Tri thức. Nhân dịp này, NXB Tri Thức mời nhóm Cánh Buồm dạy mẫu một số tiết theo đúng sách giáo khoa do chính họ dày công biên soạn để giới thiệu trên truyền hình, trên mạng internet, như một quảng cáo trực quan.
Bộ sách lớp một do nhóm Cánh Buồm biên soạn. Ảnh: L.L.
Học thuộc lòng - Cũ mà vẫn mới
Thế là mơ một Quốc văn Giáo khoa Thư (QVGKT) ngày xưa. Đương nhiên, không ai dại gì lại vác nguyên xi chúng ra làm làm sách giáo khoa cho học trò thời đại hôm nay. Mơ ở đây là mơ một chừng mực biên soạn cùng phương pháp của các thày giáo giỏi lại hết lòng vì học trò thân thương của mình hồi đó gồm Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, và Đỗ Thận.
Nhà giáo thâm niên Phạm Toàn hôm nay cho rằng “Sách ta này cũng dùng văn chương để chuyên chở ngữ pháp, cũng dùng chủ điểm để cung cấp từ ngữ và, qua phần văn chương, kết hợp đem đến cho học sinh các kiến thức lịch sử, đạo đức, địa lý, khoa học thường thức hoặc văn hóa“.
Ở thời đó, một sách giáo khoa tiếng Việt như thế quá tuyệt vời, phải không !Về phương pháp học, nhà giáo Phạm Toàn trích nguyên xi bài khóa số 51: “Thằng Bút…đọc cả bài ngụ ngôn – văn vần hai ba lượt, rất có ý và nhận nghĩa cho thật hiểu. Nó đọc câu đầu, rồi không nhìn vào sách đọc lại không sai chút nào. Nó học sang câu thứ hai. Thuộc rồi, đọc lại cả với đầu. Rồi nó học luôn như thế cho đến câu cuối cùng. Sau, Bút đọc lại cả bài năm bảy lần. Lúc bấy giờ, gấp sách lại, đọc làu làu…“Cách học thuộc lòng như rứa lại bị các nhà sư phạm hiện đại ngày nay lên án là “tầm thường và sai lầm tai hại về khoa học“.
Trong khi đó, nhà giáo - ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo lại một mực coi học thuộc lòng ca dao, tục ngữ là cách thích hợp nhất với trẻ nhỏ. Không học thuộc lòng, trẻ làm sao học nói được đây. Với lại, cách học ngoại ngữ tiên tiến và hiệu quả hiện nay không gì khác vẫn là học thuộc lòng những câu mẫu, và chưa cần biết văn phạm, cú pháp là gì.
Hơn một lần, Cao Xuân Hạo chỉ ra rắng: “Trong mấy năm đầu tiểu học, nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho bọc sinh biết đọc và biết viết. Thích hợp nhất với mấy năm đầu học chữ chính là kho tàng ca dao, tục ngữ, chứa đựng trăm nghìn áng văn đẹp nhất, hay nhất, bổ ích nhất…Trẻ cần thuộc lòng để thấm nhuần những mẫu mực về hành văn chứa đựng linh hồn tiếng Việt dưới hình thức giản dị và súc tích nhất“.
Đánh vần a bờ cờ - Cũ lại càng cũ
Học thuộc lòng các bài ca dao, tục ngữ khác hoàn toàn với việc bắt trẻ học chữ thông qua đánh vần rối rắm a bờ cờ hôm nay. Đánh vần là lối học lạc hậu, thế giới đã bỏ từ lâu. Đố ai học tiếng Pháp, tiếng Anh lại bắt đầu từ đánh vần đấy. Trong tiếng Pháp, o, oh, au, eau, aux, eaux, haut…đọc ráo là ô tất.
Vô địch chung kết Đường lên Đỉnh Olympia 2010 bị nghi vấn. Đáp án thợ sửa ông nước plumber là đúng, nhưng đọc theo kiểu đánh vần tiếng ta thành “plâm bơ“ là sai, vì b ở đây câm, tức không đọc, không phát âm; đọc đúng từ ấy phải là “plâmơ“
Với cách dạy a bờ cờ hôm nay, các sách giáo khoa tiếng Việt lại cứ thể như đoạn tuyệt ca dao, tục ngữ không bằng. Vì sao vậy?
Một là, ca dao, tục ngữ không cho phép máy móc áp ngữ pháp châu Âu để phân tich văn phạm đâu là chủ ngữ đâu là vị ngũ.
Hai là, trong ca dao, tục ngữ của ta, lại không thấy các thời của động từ như “đã, đang, sẽ“ như các ngôn ngữ hệ Ấn – Âu. Cũng như nhiều tiếng trong vùng Đông Nam Á, tiếng ta là một ngôn ngữ không có thời (a tenseless language).
Cái hay, cái đẹp của ca dao tục ngữ luôn được tự hào là hàm ý, hàm ngôn. Không chỉ không phân tích theo các tiêu chuẩn ngôn ngữ Ấn – Âu được, mà còn rất khó diễn nghĩa.
Ví dụ, “Ăn vóc học hay“ không phải ai cũng hiểu ngay được là ăn cho có sức vóc, học để hiểu để biết, để hay. Tương tự với câu “Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà “ là bị rắn mai cắn, chết ngay tại chỗ, còn bị rắn hổ mổ, còn lết được về nhà…
Chính nhà giáo Phạm Toàn cũng phải đặt câu hỏi thắc mắc là vì sao QVGKT lại thành công đến thế: “Nhiều người là học trò thời QVGKT chỉ được học tiếng Việt trình độ cỡ thằng Bút. Lên tiếp bậc trung học, họ học toàn tiếng nước mẹ (tiếng Pháp). Vậy tại sao có nhiều người sau này giỏi tiếng Việt đến vậy”.
Rõ ràng là từ cái gốc cơ bản học QVGKT mà yêu tiếng Việt, rồi tự trau dồi mà thành. Vậy ra điều cốt yếu của sách giáo khoa là làm sao cho học trò hứng thú học, học chăm, học giỏi để cất cho mình lâu đài kiến thức, văn hóa, đạo đức, đặng lớn lên làm người văn minh, bác ái.
Quốc văn Giáo khoa Thư gồm những tập cho lớp đồng ấu-enfantin (lớp một), dự bị-préparatoire (lớp hai), sơ đẳng-élémentaire (lớp ba). Bộ sách được xuất bản năm 1935, với nội dung tương thích thời nước ta còn tăm tối thuộc Pháp. Thực tế, nó phải xếp sau sách học tiếng Pháp ở trường tiểu học dành cho trẻ con thuộc địa như Le Livre Unique de Francais.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.