Mật ong cứng như đá ở Lào Cai
(19:36:55 PM 18/06/2011)
Thầy thuốc Phạm Văn Thanh và một phần của khối mật ong khô khổng lồ.
Là thầy thuốc đông y, nên anh Phạm Văn Thanh thường xuyên leo núi, băng rừng để tìm những cây thuốc quý hiếm, sưu tầm học hỏi những bài thuốc độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã từng chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh, “nóc nhà Đông Bắc” Việt Nam cùng ông Trần Ngọc Lâm và nhà báo Phạm Ngọc Dương (Báo điện tử VTC News).
Cuối năm 2010, trong chuyến đi tìm cây thuốc ở vùng núi cao rừng thẳm Si Ma Cai (Lài Cai), thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã phát hiện một loài ong lạ sản sinh ra mật khô rất độc đáo. Theo anh Thanh, anh cũng như các thầy thuốc, các nhà khoa học chưa từng thấy loại mật ong này. Ông Trần Ngọc Lâm, người từng có hàng chục năm sống trong rừng, đã đi hết các cánh rừng miền Bắc, song vẫn chưa từng biết đến loại mật ong khô tự nhiên mà anh Thanh phát hiện.
Anh Thanh mua được tổ ong có mật khô từ nhóm thợ săn ở Si Ma Cai.
Cục mật ong lạ này nặng hơn 40kg, được mấy thợ săn người Tày phát hiện khi đi săn thú trong rừng sâu. Theo lời kể, sau mấy ngày luồn rừng, mấy thợ săn vào vách núi nghỉ. Họ lần theo những tiếng u u nho nhỏ và đã phát hiện ra mấy tổ ong lạ. Những tổ ong này nằm trên vách đá kín đáo, rất cao, khô ráo, sạch sẽ.
Vài tổ ong vẫn có ong bu kín và chúng thay nhau sản sinh ra mật. Đám thợ săn quan sát thì thấy một hiện tượng lạ: Ong sinh ra mật đến đâu mật khô đến đó. Ong sinh mật hết năm này qua năm khác và cục mật cứ to dần, từ bằng quả nhãn, đến quả cam, quả bưởi, quả mít, rồi bằng cái thúng. Loài ong sinh mật khô này có hình dáng khá giống ong mật bình thường, nhưng to gấp rưỡi đến gấp đôi.
Đám thợ săn đã chọn một tổ ong bỏ hoang để khai thác. Họ phải ròng dây thừng, treo lủng lẳng trên vách đá, rồi dùng dao sắc nạy nhiều giờ mới đánh bật được tổ ong khỏi vách đá. Không rõ tổ ong đã tồn tại bao nhiêu lâu, 1 năm, hay 100 năm, nhưng rêu mốc, dương xỉ đã mọc trùm kín. Nhóm thợ săn phải cạo lớp cỏ, rêu, rễ, mùn phủ bên ngoài, màu vàng đặc trưng của mật ong mới lộ ra. Do kiến và các loại công trùng, động vật không ăn mật ong khô, nên chúng có thể tồn tại vĩnh cửu trên vách đá.
Quá ngạc nhiên với tổ ong lạ này, thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã bỏ một số tiền khá lớn để mua. Trưng bày ở hiệu thuốc một thời gian, anh chia năm xẻ bảy, biếu anh em bạn bè mỗi người một miếng để sử dụng và trưng bày trong lọ thủy tinh làm kỷ niệm.
Qua tìm hiểu, anh Thanh mới biết, đây là loại mật ong vô cùng hiếm và chỉ xuất hiện ở vùng Si Ma Cai và Mường Khương của Lào Cai. Năm 1979, một cụ già người Tày cũng từng tìm được một tổ ong tương tự nặng đến 50kg. Sau này, không thấy ai tìm được tổ ong lạ to như thế nữa. Tổ ong anh Thanh mua được cũng là thứ mà hàng chục năm nay đồng bào ở vùng này không còn thấy.
Thầy thuốc Phạm Văn Thanh trong chuyến tìm cây thuốc trong rừng già.
Đồng bào dân tộc ở vùng Si Ma Cai có nhiều bài thuốc rất tốt liên quan đến mật ong khô. Thậm chí, rêu, dương xỉ hoặc bất kỳ loài cỏ nào mọc trên tổ ong khô đều có thể làm thuốc chữa sài đẹn trẻ em. Anh Thanh chưa nghiên cứu kỹ về loại mật ong này, song qua quan sát, tìm hiểu, anh thấy mật ong khô chứa mùi thơm của rất nhiều loài hoa.
Theo thầy thuốc Phạm Văn Thanh, anh đã nghiên cứu các loại sách cổ đông y, trao đổi với các nhà khoa học, côn trùng học, song chưa sách nào nói đến, chưa ai từng biết đến loại mật ong khô tự nhiên này. Xưa nay, các nhà khoa học chỉ biết đến 85 loại mật ong. Có lẽ, từ đây, mật ong có có thêm một loại mới.
Một số hình ảnh về tổ ong cho mật khô kỳ lạ:
Rêu, cây cỏ, dương xỉ mọc trùm kín tổ ong.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.