Mất ngủ vì lo ngại bọ xít hút máu
(19:41:13 PM 18/06/2011)
2 ngày sau khi các chuyên gia của Viện Sinh thái đến bắt được hơn 200 con bọ xít hút máu tại căn bếp nhà mình, cụ Cả Nhàn, ở xóm 8A, thôn Đống 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội vẫn không khỏi lo sợ. Chỉ trong khoảng bếp 2m2 vừa là nơi cất giữ củi vừa là chỗ đun, các chuyên gia phải bắt đến 2 giờ mới hết đám bọ xít nguy hiểm, được cả một chậu to.
"Cứ nghe mọi người bảo đó là bọ xít hút máu người, lại thấy ở bếp nhà mình nhiều quá làm cả đêm sợ không ngủ được. Không biết nó trụ ngụ ở đấy lâu chưa mà mình chả hay biết", cụ Cả Nhàn kể lại.
Để phòng có con bọ xít nào còn sót lại, ngay sáng hôm sau, mấy người con của cụ đã phá cả cái bếp, đốt hết chỗ củi thừa còn lại và xây cho cụ một cái bếp mới.
Trước kia, một lần cụ Nhàn cũng vô tình bắt được 2 con ở trên giường nhưng không biết là con gì nên không thấy sợ, đập chết rồi vứt đi. Chiều thứ 6 tuần trước, cụ rũ mấy thanh củi thì thấy rơi ra khoảng 20 con bọ, đập chết thì thấy máu đen sì.
Các nhà khoa học tìm bắt bọ xít hút máu tại đống củi nhà cụ Cả Nhàn. Ảnh: M.H.
Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Điều, 72 tuổi, hàng xóm của cụ Cả Nhàn, chiều đó vô tình đi qua thấy cụ cứ cầm dao đập đập trên đất, thấy lạ ông tạt vào xem thì thấy rất nhiều con bọ đen bò lổm ngổm. Ông cũng bắt mấy chục con bỏ vào chai nhựa đưa cho một người trong xóm. Khoảng 7 giờ tối thì có mấy cán bộ ở Viện Sinh thái đến bảo lấy mẫu.
"Gần đây tôi cũng bị con này đốt rồi, giờ vẫn còn 2 vết ở bắp chân. Lần đấy chỗ bị đốt sưng to bằng ngón cái, cứng, nóng, người thấy đau nhức nên đi khám thì được cho thuốc tiêu độc và thuốc bôi, được 3 ngày thì hết sưng", ông Điều nói.
Một tuần sau khi bị đốt, ông có đem chăn màn ra giặt, lật chiếu quét dọn nhà cửa, gấp lại quần áo thì thấy một con vật bò ra, đi hỏi thì được biết đó là con bọ xít hút máu người.
Trước đây, quanh khu vực này các chuyên gia của phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam từng thu được một số mẫu bọ xít hút máu nhưng chỉ một vài con. Đây là lần đầu thu được cả một ổ đến hơn 200 con, có cả trứng, con trưởng thành, con có tuổi.
Những mẫu bọ xít hút máu người thu được tại nhà cụ Cả Nhàn. Ảnh: M.H
Tại khu nhà của ông Nguyễn Văn Quỳnh, cách nhà cụ Cả Nhàn khoảng 5 mét cũng bắt được 3-4 con bọ xít hút máu người.
Khoảng cuối tháng 6, ông Quỳnh mới được biết thông tin về loại bọ xít hút máu người. Trước đó thì có người cháu trọ ôn thi ở đấy cũng bị 3 vết đốt, sau đó tại phòng trọ này cũng tìm được 3 con.
Từ đó, ông Quỳnh luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đồ đạc nào trong nhà không dùng thì dọn dẹp hết, cửa lúc nào cũng phải đóng. Trước đây tháng mới lau nhà một lần thì nay gần như ngày nào ông cũng lau chùi nhà cửa sạch sẽ, cẩn thận. Tối đến đóng kín cửa đề phòng con bọ xít bay vào nhà, ban ngày thì mở cửa kính, bật quạt mạnh, đứng gác xem có phát hiện con gì không. Dù thế, cách đây một tuần ông cũng phát hiện một con bọ xít bò ở giữa nhà.
"Lúc nào cũng phải để ý xem trong nhà mình có con bọ xít nào không. Đêm ngủ thi thoảng tôi cũng dậy bật đèn xem có con gì bò không, có đêm bật đèn sáng trưng để ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, lật chiếu đệm tìm mọi ngóc ngách trong nhà xem có không...", anh Duẩn, trọ tại một phòng trong nhà ông Quỳnh cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Điều, hàng xóm cụ Cả Nhàn chỉ những vết tích còn lại của căn bếp. Ảnh: N.P.
Theo Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, ổ bọ xít thu được tại nhà cụ Cả Nhàn rất lớn, trú ẩn trong đống củi ở bếp. Các cá thể đều khỏe mạnh, có đến 60-70% các cá thể có máu vì thế khả năng chúng đã phát tán là rất lớn.
"Tuy nhiên người dân không cần quá hoang mang vì thực tế tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do loài côn trùng này đốt. Tuy nhiên, vẫn cần để ý để phòng bị đốt. Buổi tối nếu phát hiện có loại bọ xít hút máu người này thì nên tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào kẽ tường, kẽ tủ để bắt là cách tốt nhất", tiến sĩ Lam nói.
Bên cạnh việc tìm con trưởng thành, mọi người cũng cần lưu ý tìm và loại bỏ trứng của chúng. Trứng thường được đẻ và bám vào thành ngoài của giường tủ, to, thành chùm, màu trắng ngà nên dễ nhận biết.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục phó Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, khẳng định, cho đến nay theo các nghiên cứu thì ở Việt Nam thì có tồn tại bọ xít hút máu người nhưng không có mầm bệnh nên loài côn trùng này không có nguy cơ lây bệnh. Vì thế, theo ông, công tác phòng chống, tiêu diệt loại bọ này là chưa cần thiết, và người dân cũng không cần quá lo lắng.
"Nếu một yếu tố nào đó có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, y tế tất nhiên phải nghiên cứu, tìm mọi biện pháp để hướng dẫn mọi người cách phòng chống, tiêu diệt. Tuy nhiên, đến nay, việc bọ xít hút máu người chỉ gây đau, như khi bị đứt tay, đứt chân, chứ chưa có nguy cơ đến sức khỏe mọi người, nên người dân chỉ cần tránh để bị đốt, chứ chúng tôi không thể vào cuộc hướng dẫn hay tham gia gì được", ông Bình nói.
Trước đó, thông tin bọ xít hút máu có mặt ở nhiều nơi đã khiến người dân xôn xao, lo ngại. Tiến sĩ Hồ Đình Trung, Viện phó Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho rằng: "Bọ xít hút máu người có ở Việt Nam, tuy nhiên những ai bị đốt cũng không cần quá lo lắng, sợ mắc bệnh ngủ Chaga vì ở nước ta không có nguồn gây bệnh này".
Mặc dù vậy, Viện đã phối hợp cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật để nghiên cứu về tác hại của bọ xít hút máu tới sức khỏe, nếu bị đốt thì có truyền bệnh gì hay không, tình trạng phân bố, hình thái của loại bọ xít này... Đồng thời, Viện cũng sẽ cùng Cục Y tế dự phòng và các bệnh viện kiểm tra, điều trị nếu có bệnh nhân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.