Mảnh đời buồn trên sông ô nhiễm
(19:50:26 PM 18/06/2011)
Môi trường sông nước bị tàn phá, cá tôm rủ nhau đi hết, gia đình anh Chẹo ngày càng khốn khó. Tương lai của đứa con trai bé bỏng mới lên bốn tuổi của anh trở nên mịt mù, vì bố của bé ngày càng khó kiếm đồng tiền khi "sông hết cá vì ô nhiễm rồi".
Mới 16h00, chị Lê Trung Nữ đã chuẩn bị cơm chiều cho chồng là anh Trần Hải Hà, tên thường gọi là Chẹo. Sau bữa ăn tối chỉ có cơm và rau hái ven sông, anh Chẹo bắt đầu một đêm trắng trên các kinh rạch của con sông Vàm Thuật với nghề đánh cá bằng bình ắc-quy (chích cá điện).
Một đêm làm việc vất vả trong đói, rét, anh Chẹo chỉ mang về một ít cá trê, lóc, rô phi, vài con lươn. Mọi chi phí hằng ngày của một gia đình ba miệng ăn phụ thuộc vào số cá ít ỏi đó. Nhiều hôm nước lớn, mưa to, anh chỉ biết ôm con nhịn đói nhìn ra dòng sông mà lòng buồn rười rượi.
Gia tài lớn nhất của anh là một chiếc xe lăn, phương tiện để anh lên bờ khi có việc, hai bình ắc-quy và một chiếc ghe cũ nát để hành nghề. Dù biết dùng bình ắc-quy chích cá là vi phạm pháp luật, nhưng nếu không thế anh Chẹo không biết làm gì để nuôi gia đình.
Tuổi thơ gắn với nghề chích cá
Ngay từ khi mới chào đời, cậu bé Chẹo phải sống trong cảnh tật nguyền với đôi chân bị liệt hoàn toàn. Năm Chẹo 13 tuổi, cha cậu mất. Chẹo phải ngồi ghe chăn vịt thuê kiếm sống qua ngày. Rồi Chẹo bắt đầu gắn bó với nghề chích cá điện trên sông. Anh lang thang khắp các vùng kinh rạch từ quê nhà Rạch Giá, Kiên Giang, rồi trôi theo dòng nước đến TP HCM, cùng cả nhà sinh sống trên khúc sông Vàm Thuật.
Gia đình nhỏ này là niềm an ủi và hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời anh Chẹo |
Trong cái giọng buồn và có phần tủi thân, anh Chẹo cho biết, trên khúc sông này có khoảng 10 ngư dân cùng làm nghề như anh. Và tất cả họ đều có hoàn cảnh kinh tế tương tự gia đình anh. Người có trình độ cao nhất chỉ học hết lớp 3 . Phải khó khăn lắm những ngư dân này mới đánh vần xong một câu văn.
Năm 2000, anh Chẹo được Ban quản lý Bến phà An Phú Đông, quận 12,TP HCM nhận vào làm nhân viên lái phá. Với bản tính cần cù, có thời gian rảnh, anh lại xuống thuyền đi chích cá.
Ai cũng thấy anh hiền lành và tốt bụng cùng cái duyên nói chuyện. Nhưng để quyết định lấy anh, sinh con đẻ cái cùng anh thì chưa có cô gái nào đủ cam đảm. Mãi sau này, tình yêu của chị Nữ đến với anh thật lạ lùng và bất ngờ như các nhân vật trong truyện ngắn Vợ Nhặt của cố nhà văn Kim Lân.
Họ đến với nhau bằng sự chân thành, đồng cảm và thành vợ thành chồng, không tiệc rượu, không hôn thú. Đã 8 năm kể từ ngày ấy, họ sống trong sự yêu thương, đùm bọc, nương tựa lẫn nhau, không có lời to tiếng nặng.
Sông chết, cá hết
Ngay sau khi lập gia đình, anh Chẹo bỏ hẳn nghề sông nước, lên bờ thuê nhà và hai vợ chồng cùng đi bán vé số dạo kiếm sống. Tuy nhiên, cuộc sống trên bờ không hề có màu hồng đối với vợ chồng anh. Sau gần ba năm sống trên bờ, anh chị quyết định trở lại với nghề sông nước.
Không tiền, không giấy tờ tuỳ thân, lại thêm đứa con nhỏ sắp ra đời, may sao, có người cho hai vợ chồng một chiếc ghe cũ để làm nhà che mưa nắng. Ba nhân khẩu quây quần trong một chiếc ghe chật hẹp, cũ rích, chỉ một trận mưa to là cả nhà ướt nhem. Dạo trước, anh Chẹo chắt chiu dành dụm đủ tiền mua một chiếc máy ghe, nhưng sau một lần bệnh nặng, lại phải bán để lo thuốc thang.
Con cua đồng là đồ chơi duy nhất của bé Thắng. Ảnh: Ngọc Hùng |
Vài năm nay, con sông Vàm Thuật bị ô nhiễm nặng, tôm, cá cứ biến đâu hết. Nhiều lần, anh Chẹo phải chèo thuyền đến tận Lái Thiêu (Bình Dương), hay tận sông Đồng Nai mới kiếm được vài kg cá cho vợ đong gạo.
Từ ngày sông bị ô nhiễm nặng, ban đêm chích cá chưa đủ, ban ngày anh tranh thủ đi vớt rác trên sông để kiếm tiền phụ thêm cho gia đình. Trước đây, phế liệu bán được 8.000 - 9.000 đồng một kg, nhưng giờ xuống 2.000 đồng một kg. Trong khi ấy, sức khoẻ của anh không còn như xưa.
Người đàn ông tóc điểm bạc này châm một điếu thuốc, nhìn đứa con trai lên bốn tuổi trong tiếng thở dài. “Tôi không muốn con trai phải sống bằng nghề chích cá trên sông nữa. Mà nó lớn lên, sông hết cá vì ô nhiễm rồi. Cháu là hạnh phúc, niềm an ủi và là nỗi buồn của tôi”, anh Chẹo nói trong nước mắt khi nhìn con trai chơi đùa với con cua đồng. Đó là thứ đồ chơi duy nhất mà cháu có.
Trời về chiều, gió từ sông thổi vào mang theo mùi hôi hám của dòng nước bị ô nhiễm nặng. Không ai trong chiếc ghe của anh Chẹo biết ngày mai sẽ ra sao…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.