Lời đồn bụi tre 100 tuổi có "ma" ở Hà Nội (kỳ 1)
(19:42:05 PM 18/06/2011)
Không ai dám chặt tre hay lấy măng ở bụi tre này.
Theo lời đồn, cứ vào ban đêm, hoặc giữa trưa, người dân đi qua đây, thỉnh thoảng lại thấy 3 bà cháu đứng sát bụi tre với khuôn mặt gớm nghiếc. Lại có người thấy người đàn bà ấy trườn lên từ giữa bụi tre đầy gai như một con rắn chực chờ nuốt chửng những ai đi qua.
Lại có chuyện đồn rằng, một người trong xóm vì trót bẻ một ngọn măng về ăn, bị đổ lỗi cho là ăn cắp đồ của ma quỷ, bị ma ám cho ốm lăn ốm lóc, trọc cả đầu, và nằm một chỗ chờ chết. Vì thế, người ta càng cuồng tín nghi là bụi tre ấy có ma. Ai cũng sợ không dám đụng đến bụi tre đó. Sự sợ hãi về bụi tre có ma đang là vấn đề thời sự tại một khu vực giữa lòng Hà Nội. Sự thật có đúng như lời đồn?
Nghe kể chuyện “ma vật”
Đấy là bụi tre có gần 100 năm tuổi tại Xóm 8 (Ao Cả Chè), Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội).
Nghe kể, “nạn nhân” đầu tiên của con ma trong bụi tre là chị Phạm Thị H., (xin được dấu tên), 35 tuổi, làm đầu ở xóm 9 này gần 20 năm rồi. Nhà chị H. nằm cách bụi tre chừng 100m, ngõ đi ngang qua bụi tre ấy. Cách đây hơn 3 năm, thấy mấy ngọn măng mọc lên bụ bẫm, tươi non, liền xui con bẻ về nấu ăn. Hôm sau, giữa trưa nắng ngột ngạt của mùa hè, khi chị vừa đi đến bụi tre liền gặp 3 bà cháu đứng dán vào bụi tre. Chị H. thấy 3 bà cháu cứ nhìn mình chằm chằm liền hỏi: “Ba bà cháu làm gì đấy?”. Bà già đó bảo: “Đợi mẹ con nhà mày!”. Nói rồi 3 bà cháu biến mất trước sự hoảng loạn của chị H.
Chẳng biết câu chuyện được dựng lên như thế nào, nhưng nghe kể, khi ăn xong măng, chị H. khoe với mọi người, liền có cụ già bảo: “Sao dại thế, chẳng hỏi ai cả mà dám bẻ măng, bụi tre ấy có ma, về mà lo cúng đi. Cô không thấy cọc tre, thân tre và măng tre mọc đầy ra đấy có ai dám lấy đâu?”. Lúc đó, chị H. vội vàng sắm lễ, mời thầy, cúng hết trong nhà lại ra bụi tre. Cái tin bụi tre có ma bắt đầu lan truyền từ đấy.
Rồi không hiểu có sự trùng lặp thế nào, vài ngày sau, hai mẹ con chị H. ốm nặng, con mất, còn chị mời đủ các thầy cao tay về cúng, lại cắt thuốc mãi mà không thấy khỏi. Nhiều lời đồn thổi khiến gia đình chị vô cùng hoảng loạn. Mãi đến khi có người am hiểu khuyên giải, chị mới đi viện, nhưng bệnh vẫn không khỏi. Theo tìm hiểu, chị H. căn bệnh ung thư, giờ chỉ nằm chờ chết. Từ bấy đến nay, tóc chị rụng, tinh thần ngơ ngác… nhưng thiên hạ đồn đại là không biết bệnh gì nên quy cho con ma về bắt tội.
Dãy nhà trọ cạnh bụi tre.
Khi chứng kiến chuyện đồn đại có ma ở bụi tre này, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng. Ngay giữa lòng Hà Nội, một nơi đô thị văn minh, con người hiểu biết thế mà từ trẻ con, đến các cụ già, người thuê trọ… đều cuồng tín và ai cũng kể vanh vách chuyện có ma hiện hình ở bụi tre này, cứ y như là có thật.
Mỗi khi đi qua bụi tre ấy, người ta cố đi thật nhanh, không dám ngó trước nhìn sau. Cũng không ai dám đụng đến một cành cây, chiếc lá của bụi tre. Ai cũng tin bụi tre có ma thật.
Những lời đồn… lạnh gáy
Chúng tôi đã gặp gỡ bà Nguyễn Thị Lan, 70 tuổi, là người gốc tại làng, am hiểu nhiều chuyện trong làng từ xưa đến nay. Bà Lan bán bánh rán ngay mặt đường, vị trí quay lưng vào bụi tre. Bà Lan kể chuyện đầy tính mê tin dị đoan: “Con ma đó là 3 bà cháu ăn mày. Tôi là người ở đây, biết lắm chứ. Năm đó, ở đây còn hoang sơ, đồng không mông quạnh, cây cối xen với nghĩa địa, ai đi qua nơi này mà chả sợ. Hôm đó, có 3 bà cháu ăn xin đi đến đây thì chết đói, mấy ngày sau mới có người phát hiện. Người ta chôn 3 bà cháu ở bụi tre đó luôn. Về sau nhiều người thấy 3 bà cháu hiện về xin ăn những ai đi qua đó”.
Cũng theo lời đồn, mới đây, có anh Xuyên, là công nhân khu công nghiệp Nhổn lên thuê phòng trọ của nhà bà C., nhà trọ này cách bụi tre chỉ 7 mét. Chẳng hiểu sao, 4 đêm liền anh không ngủ được. Có hôm, anh phải mua thuốc ngủ, kiêng luôn trà thuốc mà rất khó khăn mới ngủ được.
GS.TS Trần Lâm Biền: "Ma là do dân gian hư cấu mà ra".
Anh Xuyên đem chuyện kể với mấy bà già liền được các cụ sát tai mách rằng, cái phòng đầu tiên ấy mấy người đến rồi đi, toàn thấy ma hiện hình thôi. Đêm đó, anh Xuyên hoảng quá, liền đi mua hoa quả và vàng mã về cúng. Anh Xuyên đốt vàng mã từ cửa phòng đốt ra bụi tre, lửa cháy phập phồng, khói hương nghi ngút giữa đêm vắng càng làm cái không khí hoảng sợ dâng lên. Gần 30 con người ở 10 cái phòng trọ không ai dám đến xem. Sáng hôm sau, anh dậy chạy ra cửa, đã thấy ai đó cắm 3 que hương nghi ngút, lại càng hoảng loạn. Anh Xuyên đành chịu mất một tháng tiền nhà và chuyển đi luôn. Căn phòng nơi anh Xuyên ở giờ có cặp tình nhân là sinh viên mới chuyển đến, nhưng suốt ngày họ cửa đóng then cài, không dám ló ra vì sợ bị… ma ám.
Tiếp đến là câu chuyện đồn thổi về chị K. Chị K. thuê nhà sát với bụi tre. Đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên xảy ra chuyện. Số là vợ chồng chị mới thuê nhà sát với bụi tre này chừng 5 tháng. Nhưng đêm nào anh chồng ngủ cũng bị bóng đè. Anh chị cúng bái lung tung cũng không hết. Vào ngày 11 tháng 8, chị K. đang có thai ở tháng thứ 7, bỗng nhiên đau bụng dữ dội, kêu la ầm xóm. Đưa lên bệnh viện Phụ sản Trung ương cấp cứu thì các bác sỹ ở đây cho biết chị K. bị động thai. Nếu không mổ để cho con ra thì nguy hiểm đến tính mạng cả hai mẹ con. Thế là chị phải mổ, con được nuôi trong lồng kính từ bấy đến giờ. Đến hôm nay, khi đã vượt qua cơn nguy hiểm, nằm trên giường bệnh, chị K. trách chồng: “Em bảo rồi anh không nghe, bụi tre có ma, bảo chuyển thì không chuyển, để đến nông nỗi này”.
Nghe bảo, sau vụ động thai thập tử nhất sinh của chị, mấy hôm nay, anh chồng chị K. đang tìm nhà mới để chuyển. Anh cũng như những người trọ ở đây đều đang tìm cách tránh xa bụi tre ấy.
“Chuyện ma quỷ chỉ là do con người không thể giải thích được tại sao có ma, đó là do con người yếu vía, sợ hãi trước những “thế lực siêu nhiên”, nó không có thực nhưng được dân gian hư cấu mà ra, tức là ma quỷ chỉ do con người tưởng tượng mà ra. Nếu người có thẩm quyền, trí tuệ lên tiếng dẹp bỏ chuyện ma quỷ nói trên sẽ tự nhiên mà mất đi theo thời gian” - GS.TS Trần Lâm Biền
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.