Loài cá tỷ đồng
(19:37:07 PM 18/06/2011)
Dù cá sủ vàng bắt được ở cửa Bạch Đằng tận Quảng Ninh, hay ở tận cửa sông Lam trong Hà Tĩnh, thì cuối cùng nó đều về tay ông Nhuệ trước khi lên máy bay sang Hồng Kông, Trung Quốc.
Vì sao loài cá này đắt như vàng ròng? Ảnh: Phạm Nguyệt Diễm
Trước kia, ông Nhuệ chỉ là người thu mua bong bóng cá sủ vàng ở vùng Tiền Hải, Thái Thụy cung cấp cho ông Chánh ở Hải Phòng. Ông Chánh thu gom khắp cả nước rồi chuyển sang Hồng Kông. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Nhuệ và ông Chánh đã đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho ngư dân cửa Ba Lạt sắm lưới sắm thuyền đi săn cá sủ vàng cung cấp cho ông. Đến giờ, ngư dân còn nợ ông Nhuệ hơn tỉ đồng. Ông Nhuệ coi như mất trắng số tiền đó.
Mấy năm trước, ông Chánh làm ăn thất bại, khả năng tài chính yếu đi, nên không buôn được sủ vàng nữa. Đầu mối xuất cá được giao lại cho ông Nhuệ. Theo các ngư dân, ông Nhuệ quan hệ với người nước ngoài thân quen và tin tưởng đến nỗi, mua được con cá nào, ông ta chỉ việc viết giấy cho vào bụng cá rồi đưa lên máy bay chở ra nước ngoài. Cá đi đến đâu, ông ta đều biết và khi cá đến tay ông chủ, tiền lập tức được chuyển về không thiếu một xu.
Ngư dân vùng biển đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ giàu lên nhờ cá sủ vàng. Ông xây ngôi nhà to tướng ở trung tâm xã, sắm xe Camry sang trọng cũng từ con cá sủ vàng. Họ còn đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ chẳng cần làm gì, mỗi năm chỉ cần mua được một con sủ vàng, là ăn tiêu mấy năm không hết.
Ông Nguyễn Văn Tâm, ngư dân xóm chài Tam Bảo kể, năm 2002, anh Hội, là cháu của ông Tâm trúng con sủ vàng nặng 60kg. Một thương lái ở Nghĩa Hưng (Nam Định) đã trả 120 triệu đồng, cao hơn ông Nhuệ, nên đã mua được con cá, những mong kiếm lợi. Tuy nhiên, suốt 2 tháng trời, anh này đã không bán nổi cá. Cuối cùng, anh ta phải gặp ông Nhuệ lạy lục mãi ông ta mới mua cho, chấp nhận lỗ vài chục triệu đồng.
Qua vụ mua bán này, không ai dám tranh mua cá sủ vàng với ông Nhuệ nữa. Việc nhiều tiền chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất vẫn là có đầu ra. Đây là loài cá vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng, nên thương lái, con buôn không còn quan tâm đến nó nữa, các đầu mối nước ngoài cũng ngưng thu mua vì có khi cả năm chả mua được con nào.
Cũng theo ông Tâm, nếu những đại gia ở nơi khác như Hải Phòng, Hà Nội tìm đến tranh mua cá sủ vàng với ông Nhuệ, thường được ông ta cho vài chục hoặc độ trăm triệu là bỏ đi hết, không đấu giá nữa.
Ông Trần Văn An cũng kể: “Chính vì không bán được cá cho ai, không ai dám mua sủ vàng ngoài ông Nhuệ, nên ông ta định giá bao nhiêu, thì biết bấy nhiêu, ông ta bảo một tỉ thì đành chấp nhận một tỉ, chứ tôi biết, con cá của tôi có giá thực tế phải cao hơn như thế rất nhiều”.
Mang câu hỏi vì sao cá sủ vàng lại đắt như thế hỏi những ngư dân đi biển, song ai cũng lắc đầu không biết. Những ngư dân ven biển đều đã từng chán chê với món cá sủ vàng. Có người ăn nhiều quá, đến giờ vẫn còn sợ mùi thịt loài cá này. Riêng bóng cá thì không mấy ai thèm ăn. Bắt được sủ vàng, họ đem cái bóng to tướng phơi nắng cho khô. Những ngày biển động đem ra nướng phồng lên hoặc ngâm nước rồi xào nhắm rượu. Nhai bóng cá dai nhoách chả khác gì… giẻ rách.
Theo các nhà khoa học, các bác sĩ ở Việt Nam, nguyên nhân cá sủ vàng đắt khủng khiếp như thế là vì bóng cá được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học. Nó được dùng trong các cuộc vi phẫu phức tạp, chẳng hạn như mổ tim.
Chưa hài lòng với những lý giải trên, tôi đã tìm gặp ông Phạm Văn Nhuệ. Ông Nhuệ là người kín tiếng, nên nói rất ít về loài cá này. Tuy nhiên, ông Nhuệ cũng bảo: “Chả có chỉ tự tiêu tự tiếc gì cả. Mấy bố nhà khoa học cứ đoán già đoán non. Tất cả con cá đều vào mồm hết”.
Những đứa trẻ mãi không lên được bờ vì cha mẹ chúng còn nổi nênh theo giấc mộng sủ vàng. Ảnh: Phạm Ngọc Dương
Như vậy, theo ông Nhuệ, các đại gia ở nước ngoài mua cá sủ vàng là để ăn. Ông Nhuệ cũng từng dò hỏi các đường dây thu mua cá ở nước ngoài và họ nó rằng, ăn bóng cá chữa được ung thư! (Chả biết có tin được không, nhưng cái gì quý, hiếm, đắt đỏ cũng thấy... liên quan đến căn bệnh ung thư).
Trong cuộc trò chuyện với ông Nhuệ, ông úp mở nói rằng, hiện có một đại gia ở Nam Định đang nuôi một con sủ vàng chừng 47kg. Đại gia này đã thả con sủ vàng vào cái đầm rộng cả chục ha của mình. Khi tôi hỏi thông tin về người nuôi con sủ vàng đó, thì ông Nhuệ im lặng. Tôi đoán rằng, ông Nhuệ đang có ý định đưa được nó lên máy bay, nên ông nhất định không tiết lộ điều gì.
Nghe được thông tin này từ ông Nhuệ, tôi lại tìm các ngư dân săn sủ vàng để dò hỏi. Một số người bảo, người đang nuôi một con sủ vàng khá lớn là đại gia H., tuy nhiên, không ai vào được trang trại của ông ta. Ông ta thuê rất nhiều bảo vệ, thả hàng chục con chó, canh giữ ngày đêm rất cẩn mật để bảo vệ con cá này. Mọi người cũng đồn rằng, ông Nhuệ đã nhiều lần đến trả giá, song thất bại, vì một vài tỉ với đại gia kia cũng không có ý nghĩa bằng việc nhân giống được loài cá này.
Ông Nguyễn Văn Tâm: "Mùa biển động, chúng tôi thường đem bong bóng cá sủ vàng phơi khô nướng uống rượu". Ảnh: Phạm Ngọc Dương
Đang trò chuyện về giá trị kinh hoàng của loài sủ vàng, ông Nhuệ chuyển đề tài nói chuyện sang cái đầm rộng 50ha của mình ở ven biển. Tôi nhắc đến chuyện cá sủ vàng sắp tuyệt chủng, ông Nhuệ tỏ vẻ khá buồn. Ông bảo: “Tớ có cái đầm rộng 50ha nuôi ngao, nhưng làm ăn lúc được lúc mất, năm nay ngao chết, lỗ mấy tỉ bạc. Tớ ước, giá Nhà nước đầu tư nghiên cứu về con cá này, tớ sẽ góp vốn cái đầm đó”.
Tôi bảo: “Mấy năm nay anh chỉ mua được 2 con, một của ông An, một của cậu Thắng ở bên Thái Thụy. Như vậy, giống cá này gần như tuyệt chủng rồi, lấy đâu ra nguồn mà nghiên cứu, nhân giống nữa?”. Ông Nhuệ nói chắc chắn: “Chỉ cần Nhà nước đầu tư, các nhà khoa học nghiên cứu, kiểu gì tớ cũng kiếm được nguồn giống. Cả nước này, không ai mua nổi cá sủ vàng ngoài tớ đâu”.
Dù ông Nhuệ là một thương lái lớn buôn cá sủ vàng, người đã góp phần làm loài cá này tuyệt diệt, song cũng phải công nhận, ông là người rất tâm huyết, trăn trở với con cá sủ vàng, loài cá cực kỳ quý hiếm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.