Liên tiếp những vụ cháy bí ẩn
(19:44:44 PM 18/06/2011)
Đống rơm được cho là tự bốc cháy - Ảnh: L.Q.H
Tự nhiên cháy?
Ông Bùi Văn Nghiễm (58 tuổi) cho biết: Lần đầu tiên nhà ông xảy ra hiện tượng “tự cháy” là ngày 21-2-2010. 8h sáng hôm đó, đống rạ ở cạnh cột điện trước cửa nhà tự dưng bốc cháy, khói um.
Lúc đầu, mọi người nghĩ có người nào đó do thù hằn gây ra. Cả nhà bán tín bán nghi, lặng lẽ theo dõi. Nhưng đến 16h cùng ngày, đống lá ngô của nhà bốc sang sân kho hội trường thôn Đồng Tâm (cách nhà một con đường nhỏ) cũng bốc cháy.
Từ đó suốt mấy tháng qua, tại khu vực 3 nhà của gia đình ông, chỉ khoảng 10 ngày là không xảy ra cháy, còn lại, hôm nào cũng phải có 1-2 vụ cháy. Khi thì cháy rạ, rơm, khi thì cháy lá khô. Rơm bị cháy, gia đình dọn ra ngoài đường, lại bị cháy tiếp lần nữa.
Ông Đào Duy Hưng, người hàng xóm xác nhận đã nhìn thấy 3 vụ cháy đống rạ. Ông Bùi Văn Y, an ninh thôn cho biết: “Sau khi xảy ra một số vụ cháy, chúng tôi tập trung xem có ai phá hoại không nhưng chưa thấy”.
Người trong gia đình còn phản ánh: Mấy hôm nay, các vụ tự cháy lại chuyển từ rơm rạ sang chăn, màn, quần áo.
Chiều 18-3, khi PV có mặt ở sau nhà, thì tại phòng ở của ông Tác, bà Huyền, khói bốc lên mù mịt. Quay trở ra, chứng kiến cảnh chiếc ghế nhựa cùng chiếc áo của ông Tác đang bốc cháy, khói. Chiếc áo treo trên tường, khi bốc cháy đã rơi xuống ghế, khiến chiếc ghế bắt lửa. Người nhà phải quẳng ghế nhựa ra sân để dập lửa. Trên tường, chỗ chiếc áo treo, vẫn còn vết xém.
Anh Bùi Văn Hựu cho biết: Riêng trong nhà anh có 10 lần cháy rạ rơm, quần áo.
Ông Nguyễn Đức Thêm, em rể của ông Tác kể lại: “Cách đây khoảng 1 tuần, đến thăm ông Tác, tôi ngồi ở ghế, ông ấy nằm ở giường, cửa sổ đóng, trên cửa sổ có một cái bao, bỗng cái bao tự dưng bùng cháy. Từ hôm đó tôi mới tin là có tự cháy, chứ trước, tôi cho là người nhà tự đốt”.
Cháu Bùi Thị Dịu (12 tuổi, con gái anh Hựu) kể: “Khoảng 6h ngày 18-3, cháu thấy nóng ở thắt lưng, nhìn xuống mới biết vạt áo bị cháy, em trai cháu phải dập lửa hộ. Sau đó, cháu thay áo đi học. 6h30 đến lớp rồi nhưng cháu lại bị cháy gấu quần. Trước đó, cháu cũng bị cháy áo một lần”.
15h 40 phút, ngày 18-3, khi chúng tôi cùng ông bà Tác và hàng chục người dân thôn Đông Tâm đang ở phía vườn sau nhà ông Tác thì bỗng thấy mọi người hô “cháy cháy”, tôi nhìn theo thấy khói đen đang bốc ngùn ngụt trên nóc ngôi nhà ngói của ông bà Tác.
Mọi người tá hỏa đi lấy xô chậu múc nước cứu hỏa, trong nhà chiếc áo khoác trên tường rừng rực cháy. Đám cháy đang lan xuống chiếc ghế nhựa phía dưới (đây là vụ cháy thứ 2 xảy ra ngày 18).
Cần nhanh chóng làm rõ nguyên nhân
Các vụ tự cháy thật kỳ lạ tập trung vào một nhà, ở nhiều vị trí (mặt đất, trên tường...), ở nhiều sự vật khác nhau (rơm rạ, lá ngô, quần áo, ghế nhựa...) và liên tục trong một tháng trời. Kỳ lạ hơn nữa, khi đi đến trường rồi mà gấu quần của cháu Dịu vẫn tiếp tục bị cháy.
Ông Nguyễn Trọng Hiển, Trưởng CA xã An Đồng cho biết: Các vụ cháy chỉ xảy ra trong khu nhà ông Tác. Gia đình ông Tác không có biểu hiện mê tín dị đoan, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước.
“Gia đình còn nghi các cháu gây ra, còn phục để bắt quả tang. Khó có khả năng người lạ vào trả thù trong thời gian dài như vậy. Khi xảy ra cháy, chúng tôi nghi ông bà Tác có bệnh hoang tưởng, nhưng hôm bà Huyền vợ ông đi chăn bò, thì ở nhà...vẫn cháy” - Ông Hiển nói.
Hoang mang trước tình trạng tự cháy kéo dài, nghe theo lời thầy bói là bị “động long mạch” nên nhà ông Nghiễm, Hựu, đã đập bếp. Song dù bếp đã được đập nhưng hiện tượng tự cháy vẫn xảy ra. Vì thế nhà anh Ngật đang đập dở đã dừng lại.
Gia đình cũng mua bùa để yểm nhằm tránh bị cháy, nạo vét ao, vốn bị mọi người vứt rác làm ô uế. Nhưng sau tất cả các việc làm đó hiện tượng tự cháy vẫn xảy ra.
Ông Nguyễn Trọng Hiển cho biết, mãi đến ngày 22-3, hiện tượng liên tiếp tự cháy ở gia đình ông Tác mới tạm dừng. Nhưng người dân trong vùng vẫn hoang mang lo sợ, không rõ từ đâu vì từ thời cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa bao giờ có hiện tượng lạ lùng như thế!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.