Lão nông đem củ sâm bạc tỷ đi ngâm rượu
(19:50:13 PM 18/06/2011)
Vì không hiểu rõ giá trị của củ nhân sâm 800 năm tuổi, nên ông Trần Ngọc Lâm đã đem nó đi ngâm rượu uống chơi. Nhiều nhà nghiên cứu nhìn thấy những khúc sâm quắt queo trong bình rượu mà than thở tiếc nuối.
Đem củ sâm tiền tỷ đi biếu hàng xóm và ngâm rượu uống chơi
Ông Lâm đem từng khúc khớp lại thành củ sâm nguyên vẹn cho mọi người xem, khiến ai cũng xuýt xoa tiếc nuối. Mấy bác nông dân, mấy cụ lão thành đến xem, người thì bảo củ sâm này chắc phải trị giá vài triệu, người bảo có khi đến cả chục triệu đồng.
Ông Lâm đem phân phát cho mỗi người một khúc của củ sâm khổng lồ, số còn lại, ông phơi khô rồi ngâm với rượu. |
Ông Lâm cũng không biết nó giá trị thế nào, nhưng ông không phải người ham tiền, nên cũng chả để ý. Ông phân phát cho làng xóm, bạn bè mỗi người vài khúc đem về ngâm rượu uống chơi để tăng cường sức khỏe. Con cái, dâu dể cũng mỗi người lấy vài chục khúc đi biếu lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè của mình.
Số còn lại, ông đem phơi khô rồi tống hết vào chiếc bình, đổ rượu mạnh vào ngâm. Bạn bè, làng xóm đến nhà, ông đều bê bình rượu đặc biệt này ra thết đãi.
Mới đây, ông Nguyễn Hữu Khai, Giám đốc hãng Đông Dược Bảo Long lên Sapa qua nhà ông Lâm để hỏi về những cây thuốc quý ở Hoàng Liên Sơn.
Củ sâm quý giá, giờ quắt queo trong bình rượu. |
Không có rượu Tây, rượu xịn để đãi khách, ông Lâm đành bê bình nhân sâm 800 tuổi ra mời khách. Nhặt củ sâm lên ngắm nghía, ông Khai choáng váng. Sau chầu nhậu với rượu nhân sâm, ông Khai đề nghị được mua mấy khúc nhân sâm (dù đã ngâm rượu mấy tháng) với bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ cười, rồi tặng luôn mấy khúc.
Về nghiên cứu, chiết xuất mấy ngày, ông Khai điện cho ông Lâm bảo, đây đúng là nhân sâm, rất quý, rất tốt. Ông Khai cũng không thể định giá được củ sâm 800 tuổi đó, bởi nó quá quý hiếm với cả thế giới. Tuy nhiên, theo ông Khai, giá của nó phải tính bằng tiền tỷ.
Củ nhân sâm này chỉ có 100 năm tuổi mà được bán với giá 250.000 USD (tương đương 4,2 tỷ đồng) tại Guangzhou, Trung Quốc. |
Vài hôm sau, không hiểu thông tin từ đâu, GS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) đã bắt tàu lên tận nhà ông Lâm để tận mắt củ sâm.
Nhìn củ sâm, GS Kỳ đã khẳng định ngay nó là thiết trúc nhân sâm. Loài sâm này tốt ngang ngửa với sâm Ngọc Linh, mà sâm Ngọc Linh tốt không kém gì sâm Hàn Quốc, Triều Tiên. Tuy nhiên, với 800 năm tuổi, cụ sâm này không thể định giá nổi, bởi vì không thể kiếm đâu ra củ sâm ở Hàn Quốc, Triều Tiên và Ngọc Linh có tuổi thọ như vậy nữa. Theo ông Kỳ, nếu đưa ra các cuộc đấu giá trên thế giới, trị giá của nó có thể đến vài trăm ngàn USD.
Cách đây gần tháng, trong bữa nhậu, tôi có kể chuyện củ sâm 800 tuổi bị đem ngâm rượu ở Lào Cai với ông Nguyễn Hữu Trọng, TGĐ Cty Thực phẩm chức năng Thăng Long. Nghe xong chuyện, lúc đó là 17h00, ông Trọng không kiềm chế được sự tò mò, lập tức rủ tôi phóng ô tô lên tận Lào Cai. Đường xấu nên đi suốt từ chiều hôm trước đến trưa hôm sau mới tới Lào Cai.
Củ nhân sâm này có tuổi 400 năm được bán với giá 400.000 USD (tương đương 6,8 tỷ đồng) tại Jilin, Trung Quốc. Củ sâm này chỉ có tuổi bằng nửa củ sâm ông Lâm tìm được. Vậy củ sâm của ông Lâm giá trị thế nào? |
Nhìn một phần củ sâm quắt queo trong bình rượu, ông Trọng lắc đầu ngán ngẩm. Chỉ cần nhai một miếng nhỏ, ông Trọng, một chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm chức năng, cũng biết rằng, nó là thứ quá quý hiếm trên đời. Ông bảo, sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để mua nếu ông Lâm kiếm được củ sâm như thế.
Cũng theo ông Trọng, nếu củ sâm này được đưa lên các sàn đấu giá của thế giới, giá trị của nó có thể được thổi lên đến cả triệu đô, bởi khó có thể kiếm được củ sâm thứ hai có tuổi đại thọ như củ sâm này.
Tiếc thay một vật báu
Sau khi các nhà khoa học thẩm định giá trị khủng khiếp của cụ thiết trúc nhân sâm mọc trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm đã bỏ nhiều ngày để tiếp tục tìm kiếm. Tuy nhiên, sau hàng chục cuộc luồn rừng kéo dài suốt mấy tháng nay, ông Lâm không tìm được bất cứ một củ sâm nào khác. Củ sâm ông tìm được, có lẽ là thứ trên trời rơi xuống!
Ông Lâm dựng lều, luồn rừng nhiều tháng nay, song tuyệt nhiên không tìm được củ sâm thứ hai. Người Trung Quốc đã thu mua hết giống khoai lang núi từ chục năm nay rồi. |
Gặp gỡ những người Mông sống len lỏi ở những góc khuất trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên để hỏi về loại nhân sâm này, ông Lâm mới biết, trước đây, loại sâm này có khá nhiều trên độ cao từ 2.700m trở lên.
Tuy nhiên, người Mông không gọi nó là nhân sâm, hay thiết trúc nhân sâm như các nhà khoa học, mà chỉ gọi nó là củ thằn lằn đá, tam thất rừng, bởi vì trông nó loằng ngoằng như con thằn lằn bám trên đá và khá giống với củ tam thất rừng…
Liệu có còn củ nhân sâm cực quý nào trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên? |
Cách đây hàng chục năm, người Trung Quốc biết tin trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên có thiết trúc nhân sâm, họ đã mang mẫu sang cho người Mông ở đây xem và nói rằng, nó có tên là khoai núi. Họ đặt mua của người Mông với giá vài trăm ngàn/kg khoai núi.
Trước kia, đồng bào Mông thường đào những củ sâm này về luộc ăn như khoai lang, hoặc đào lên, rửa sạch và nhai sống luôn. Chỉ nhai vài miếng nhỏ, có thể leo núi, đi rừng săn thú cả ngày không mệt.
Với giá vài trăm ngàn/kg, người Mông nơi đây có thời gian bỏ nương rẫy đi đào sâm đem sang Trung Quốc bán. Và rồi, người Trung Quốc lại đem chính những củ sâm quý hiếm hàng trăm năm tuổi đó xuất khẩu sang nước ta với giá hàng trăm triệu đồng/kg.
Loại thiết trúc nhân sâm này chỉ mọc ở độ cao trên 2.700m, ở các khe núi đá vôi, mà tại những cánh rừng này, những ngọn núi như thế đâu có nhiều. Người Mông như loài sơn dương, như những con đại bàng núi, chỉ càn quét vài lần đã đào sạch sẽ.
Cơn lốc đào sâm cách đây chục năm, đã làm giống sâm cực quý ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên bị tuyệt chủng. Thật tiếc!
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.