Làng ung thư ở Nghệ An
(19:38:05 PM 18/06/2011)
Anh Hoàng Nam, nhà ở cuối làng Chò Eo thuộc xóm 6 xã Bắc Thành nói trong lo âu: “Xóm tui chưa đến hai trăm hộ mà số người chết nhiều như vậy thì thật là thảm hoạ. Có những ngõ mà đến 13 gia đình có người chết vì bệnh này. Ông, cha, chú tui cũng đã chết vì ung thư. Tui chưa khám nhưng biết đâu trong người mình đã có bệnh”.
Trong con ngõ nhỏ này đã có 13 người chết vì ung thư. Ảnh: Dũng Nguyễn.
Cách nhà anh Nam không xa, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Minh (67 tuổi) cũng lạnh lẽo u ám vì bệnh. Bà Minh người như cái xác khô nằm co quắp trên giường đang quằn quại đau vì căn bệnh ung thư dạ dày. Hàng xóm của bà cho biết: “Bà ấy bị phát hiện ung thư dạ dày đã 4 tháng, con cháu đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng không được. Có lẽ bà không sống nổi qua ngày mai. Chồng bà là ông Trần Văn Chế cũng chết vì ung thư năm 65 tuổi”.
Cách nhà bà Minh mấy bước là nhà ông Trần Danh Độ, ông Độ qua đời sớm vì căn bệnh ung thư để lại cho bà vợ 4 đứa con. Bà một mình chèo chống nuôi đàn con trưởng thành nhưng rồi bà cũng theo ông vì căn bệnh tương tự. Tiếp đến, đứa con trai đầu Trần Danh Tường dính ung thư gan từ trần, bỏ lại người vợ goá và 3 đứa con côi cút.
Vành tang trắng trên đầu họ chưa kịp cởi xuống thì đứa cháu là Trần Danh Giáp mới 17 tuổi, ngoan hiền, học hành giỏi giang cũng đã từ trần vì căn bệnh ung thư máu.
Cạnh nhà ông Độ, anh Trần Ngọc Hoàng, cán bộ xã mới hơn 40 tuổi cũng chết vì ung thư phổi sau cháu Giáp một ngày.
Ông Trần Ngọc Trân, xóm trưởng xóm 6 cho biết: “Xóm chúng tôi không những chết về căn bệnh ung thư nhiều mà hiện nay rất nhiều người bị bệnh phổi, bệnh thận và các bệnh khác như viêm gan B, thiếu máu huyết tán, tiểu cầu. Điều đau lòng nữa là tỷ lệ sẩy thai và trẻ sơ sinh bị chết khá nhiều. Tính khoảng 6 năm trở lại đây có gần 100 người đã chết vì ung thư".
Làng Chò Eo nằm dưới chân hai ngọn đồi trọc, cạnh con sông Đào. Nhìn từ xa, Chò Eo như một thung lũng nhỏ, phía trên 2 ngọn đồi này được dùng làm nghĩa địa chung của 3 xã Bắc Thành, Trung Thành và Nam Thành.
Nhiều bậc cao niên trong xóm khẳng định căn nguyên của bệnh ung thư xuất phát từ khu nghĩa địa tập thể có tên là Xanh đá bạc này. Toàn khu nghĩa địa có hàng vàng vạn ngôi mộ nằm sát nhau kéo dài hơn 1km. Mỗi năm, nơi đây tiếp nhận hàng trăm người chết của các xã về đây an táng.
“Thật đáng sợ, nghĩa địa như nằm xung quanh thành chảo mà xóm 6 là đáy chảo nên phải hứng chịu hậu quả…”, một cụ ông trong làng khẳng định.
Hầu hết nguồn nước trong làng đều ô nhiễm, nổi váng và có màu đỏ. Ảnh: Dũng Nguyễn.
Nói về khu nghĩa địa, ông Nguyễn Duy Xí, bí thư chi bộ xóm 6 cho biết: “Khu Nghĩa địa là nơi mai táng người chết của 3 xã, có tháng, khu tiếp nhận hơn chục người chết. Đất ở đây toàn đá sỏi rất cứng nên họ chôn cạn lắm. Cứ trận mưa xong chuyển sang nắng là mùi hôi thối của tử khí xông lên nồng nặc. Nghĩa địa nằm trên núi nên mưa lớn là dày dép, quần áo người chết trôi xuống làng nằm rải rác khắp nơi. Nguồn nước thì ô nhiễm trầm trọng. Giếng nhà nào cũng có màu vàng và váng như váng mỡ. Dân ở đây nghèo chỉ có một số nhà có bể nước mưa còn lại phải dùng nước giếng”.
Cũng theo ông Xí, trước thực trạng nhiều người chết vì ung thư , xóm đã nhiều lần gửi đơn cầu cứu lên xã. "Mới đây xã có cấp kinh phí để đào mương chắn nhằm hạn chế bớt ô nhiễm nhưng cũng chả có hiệu quả mấy. Núi dốc như thế mưa nó vẫn tràn xuống”, ông bí thư nói.
Cho tới nay, cũng chưa có đoàn y tế, môi trường nào xuống kiểm tra tình hình tại đây khiến người dân vẫn đang phải sống trong hoang mang, lo lắng.
Ông Lê Ngọc Hảo chủ tịch UBND xã Bắc Thành cho biết: “Tình trạng người dân xóm 6 chết nhiều vì ung thư có thể do dùng nước nghĩa địa. Nghĩa địa này của 3 xã đã lâu đời. Bây giờ di chuyển là không thể được nhưng chúng tôi đang tham mưu với 2 xã Trung Thành , Bắc Thành và chính quyền huyện để xây dựng một nghĩa địa mới làm nơi hung táng. Nhưng, vấn đề này cũng rất khó khăn. Trước mắt chúng tôi đang cho đào mương ngăn nước từ nghĩa địa chảy xuống làng, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, còn lại phải nhờ cấp trên”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.