Làng trời đánh
(19:46:45 PM 18/06/2011)
Hiệp vừa ra khỏi ngõ nhà chồng được vài bước, nhiều người nghe một âm thanh khô khốc “xẹt... xẹt” gai người kèm theo luồng lửa xanh lét. Mới chào mọi người trong gia đình với đôi má còn ửng hồng ở tuổi 20 nhưng chỉ sau ít phút, Hiệp bị sét đánh đến xám đen, khó nhận ra mặt.
Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp thương tâm bị sét đánh ở Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Nghệ An). Sau vụ việc sáu người ở huyện Yên Thành bị sét đánh chết mới đây, dân xã Sơn Lộc lại dấy lên nỗi lo sợ, bởi nhiều người từng là nạn nhân của sét, với nhiều vụ thương tâm cháy xém thi thể, đến mức làng bị gọi là làng trời đánh.
Qua ngã 3 Đồng Lộc anh hùng, hỏi làng Sơn Lộc nhiều người ở đây nhanh nhảu" Cái làng trời đánh ấy ở đây ai chẳng biết. Cứ đi thẳng, khi nào thấy chi chít cột thu lôi là đến...".
Ngay đầu làng, người dân làm đồng vẫn còn bàn tán xôn xao về trận mưa dông kèm theo sét đêm 18/5. Họ bảo, tối đó cả xã mất điện, may người dân ở trong nhà trú ẩn hết nên không có ai bị thần sét hỏi thăm.
Trong trụ sở khang trang được bảo vệ bởi vô số cột thu lôi, ông Phan Bá Vỵ, phó chủ tịch UBND xã Sơn Lộc thở dài “Tưởng gì chứ sét đánh đã bao đời nay người dân Sơn Lộc đều phải hứng chịu”. Trong ký ức của ông, từ nhỏ đến lớn đã có hàng trăm vụ sét đánh lớn, nhỏ.
Nhiều ngôi nhà ở xã Sơn Lộc phải dựng những cột chống sét. Ảnh: Trường Long. |
Thương tâm nhất, cách đây gần chục năm, cô giáo Thanh bị sét đánh chết khi đang trên đường từ trường về. Khi dân làng biết và kéo đến, ba học sinh rơi xuống ruộng lúa được cứu sống, trong khi thi thể nữ giáo viên đã bị cháy đen.
Không biết từ khi nào, Sơn Lộc còn có cái tên tên như “Ngã ba thiên lôi”, “Cánh đồng sét đánh”… Câu chuyện về những nạn nhân xấu số ở cánh đồng thiên lôi này được bà con làm đồng kể lại trong nỗi kinh hoàng. Mới đây, cô gái tên Hiệp vừa về làm dâu Sơn Lộc được mấy ngày đã bị sét đánh chết.
Nhận được tin nhắn về quê có giỗ, dù trời đang mưa lất phất Hiệp vẫn thu xếp về ngay. Vừa ra khỏi ngõ nhà chồng được vài bước, nhiều người nghe một âm thanh khô khốc “sẹt... sẹt...” gai người kèm theo luồng lửa xanh lét. Mới chào mọi người trong gia đình với đôi má còn ửng hồng ở tuổi 20 nhưng chỉ sau ít phút, Hiệp bị sét đánh đến xám đen, khó nhận ra mặt.
Những vụ việc thương tâm khác là cái chết của hai mẹ con ở xóm 3 Sơn Lộc khi đi mót lúa về, của hai anh em Đức thương trâu mắc mưa ngoài đồng ra cứu hay của anh Đang (người xã Việt Xuyên cạnh đó) đang cười nói với bạn khi gặt lúa ngoài đồng cũng bị sét đánh cháy đen.
Hơn chục năm trở lại đây, trong số gần 50 người bị sét đánh ở hai xã Sơn Lộc và Việt Xuyên có đến gần 30 người thiệt mạng. Không chỉ trâu bò, lợn gà, những vật dụng thường ngày của bà con như đài, tivi, nồi cơm điện cũng bị sét đánh hỏng như cơm bữa. Vì thế, mỗi khi có mưa, người dân ở Sơn Lộc đều có một phản xạ chung là cắt cầu dao điện, rút ăng ten tivi. Họ dí dỏm: "Chúng tôi không sợ khó, không sợ khổ mà chỉ sợ sét".
Ông Toàn kể lại những đợt hứng chịu do sét gây ra. Ảnh: Trường Long. |
Trong làng, chuyện người chết vì sét được nói nhiều, nhưng chuyện người sống dù gặp sét nhiều lần còn được nhắc đến không kém. Đó là ông ông Đặng Bá Toàn. Ở tuổi 80 ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và trở thành giai thoại sống ở vùng quê đầy nắng gió này.
Ông nhớ, cách đây 20 năm, khi đang làm thuỷ lợi ở cánh đồng, mưa dông bất ngờ kéo ập tới. Tia chớp rạch toang bầu trời đánh trúng đỉnh đầu. Ông bị sét đánh hất tung lên cao rồi văng xuống mương nước. Sét cũng xé tung mặt đê thành hai làn sâu hoắm.
Nạn nhân bất tỉnh, quần áo cháy đen từng mảng. Cả xóm đã gồng đưa ông lên trạm xá xã. Chỉ sau một đêm, ông lão nông này tỉnh lại và tự đi về nhà.
Sau lần chết hụt đó, ông Toàn còn bị thần sét hỏi thăm thêm nhiều lần nhưng đều thoát chết một cách lạ kì. Giờ đây, trẻ con trong làng gọi ông là “Cố Toàn trời đánh”.
Có lẽ không làng quê nào lại có nhiều cột thu lôi như ở Sơn Lộc. Cả xã có gần 1.800 hộ thì có đến 30 phần trăm số hộ có hệ thống thu lôi vĩnh cửu. Ngoài ra, nóc đình, chợ làng hay trường mầm non đâu cũng có cột thu lôi.
Người dân trong xã lo lắng vì cột thu lôi chỉ đảm bảo khi họ ở trong nhà. Những lúc ở ngoài đường hay trên cánh đồng thì tính mạng phần lớn phụ thuộc vào may mắn.
Theo một cán bộ Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ (Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia), Sơn Lộc là điểm gối đầu của mỏ sắt Thạch Hà, một trong hai mỏ sắt lớn nhất cả nước. Chuyện sét đánh dày đặc và gây tai nạn cho dân ở khu vực này là khó tránh khỏi. Các cấp trong tỉnh có thể làm nhiều cột, tháp cao để bảo vệ dân.
Theo chuyên gia này, mỗi cột thu lôi dân chỉ cần bỏ ra khoảng 200.000 - 350.000 đồng. Làm thu lôi đúng cách hoàn toàn có thể chống sét. Trung tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con.
Các chuyên gia khí tượng cũng khuyến cáo người dân khi có dông không được tránh dưới gốc cây to, quẳng dụng cụ lao động có sắt, thép ra xa và tìm nơi trú ẩn an toàn.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.