»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:52:33 PM (GMT+7)

Làng sinh viên say xỉn

(19:49:44 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Thay vì chú tâm vào ôn luyện cho đợt thi học kỳ thì một bộ phận không nhỏ sinh viên (SV) làng đại học Thủ Đức, ấp Tân Lập, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương lại tập trung luyện đô trong quán nhậu.

Thay vì chú tâm vào ôn luyện cho đợt thi học kỳ thì một bộ phận không nhỏ sinh viên (SV) làng đại học Thủ Đức, ấp Tân Lập, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương lại tập trung luyện đô trong quán nhậu.

 

Nhiều người đã nướng không ít thời gian, tiền bạc vào các quán lẩu làng và khi ma men dẫn lối, chỉ một cái nhìn cũng có thể xảy ra đánh nhau.

 

Chán cơm thèm lẩu

 

Cứ chiều chiều, nhất là những chiều cuối tuần, làng đại học Thủ Đức lại rôm rả bởi những tiếng cụng ly, tiếng dzô vang trời.

 

Ở làng đại học Thủ Đức, quán nhậu mọc nhiều như nấm.

 

Riêng khu vực xung quanh các trường đại học và trước cổng ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM đã có 27 quán lẩu và cầy tơ. Quán nào cũng chật cứng người ngồi nhậu.

 

Do đồ nhậu ở đây khá rẻ (từ 25.000 đồng trở lên là có một nồi lẩu), trong khi giá cơm lại tăng nên nhiều SV đã chán cơm thèm lẩu.  

 

“Bốn thằng đi ăn cơm hết 28 ngàn. Ăn cơm VIP thì không đủ tiền, mình ít tiền thì ăn loại bình dân, quanh đi quẩn lại vài món ngán lắm, nhưng nếu làm nồi lẩu 25 ngàn, vài ba xị chuối hột cỡ chục ngàn, vừa nóng hổi ngon lành mà còn có chất cay vào người học bài mới phê”, Phương, SV Trường Đại học Thể dục Thể thao, đưa ra lý giải cho tần suất nhậu ít nhất bốn lần/tuần của mình.

 

Phê để học đâu chẳng thấy, chỉ thấy mỗi lần về đến phòng là cả đám lăn ra ngáy khò khò. Ai đô cao lắm mới đủ sức xem trận bóng đá hoặc nhắn tin cho bồ!

 

Tính toán là vậy song cái tật nhậu không say không về mỗi lần kéo nhau ăn lẩu, nhóm hảo tửu của Phương nướng không dưới 200.000 đồng vào các quán lẩu làng.  

 

Trên các con đường trong làng đại học, chốc chốc người ta lại thấy vài đám SV ngật ngưỡng dìu nhau chân thấp chân cao lảo đảo ra về, ai nấy mặt mày đỏ gay, sặc sụa mùi rượu.  

 

Không biết chuyện học hành của họ thế nào nhưng nhìn cảnh SV thường xuyên có mặt và say xỉn trong các quán nhậu thì họ hiếm khi có mặt đều đặn trên giảng đường (?!).

 

Cạnh những dãy bàn của cánh mày râu là các SV nữ cũng kéo nhau chén chị, chén em. Trên bàn của năm nữ SV Trường Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn là mấy gói bim bim, vài cái bánh đa, nồi lẩu bốc khói nghi ngút và bốn lít bia hơi.  

 

Sau vài tua nâng tay dốc cạn chén sầu, họ cũng hào hứng đứng dậy cụng ly dzô, dzô, la hét, thậm chí văng tục chửi thề chẳng kém các nam SV. Cuộc nhậu cứ thế tiếp tục cho đến khi chục vỏ chai nằm lăn lóc trên dưới gầm bàn.  

 

Một trong năm cô bé bắt đầu lắc lư, rưng rưng bỗng dưng muốn khóc”, một người khác đứng phắt dậy tuyên bố vào quán karaoke làm tăng hai cho quên sầu tụi bay.

 

Không chỉ kéo nhau ra quán mà hiện nay SV làng đại học Thủ Đức còn rất chuộng mốt nhậu tại gia: vừa rẻ vừa ngon và có thể tùy cơ ứng biến.  

 

Sau vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải món xíu mại ôi thiu, các bạn của Hải, SV khoa Kinh tế, quyết định mua đồ về nấu ăn. Tuy nhiên từ khi có xoong, nồi, bếp ga... thay vì thường xuyên nấu cơm cho đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì phòng Hải trở thành trung tâm nhậu nhẹt của xóm.  

 

“Có sẵn đồ nghề là tụi nó cứ đến cà khịa suốt. Trừ mấy bữa về quê còn lại chưa lần nào phòng tớ phải cô đơn ngồi nhậu một mình, kiểu gì cũng có vài ba thằng đến tham gia”, Hải cho biết. 

 

Nếu mọi chuyện suôn sẻ, tuần nhậu vài ba cuộc thì còn dễ thở, gặp tuần có nhiều chuyện buồn: thi trượt, thua kèo, giận người yêu..., nhất là sinh nhật, khi chủ nhà đồng thời là chủ xị thì coi như out.

 

Tiền lương bu ta chi có giới hạn nhưng lỡ tiêu xài vung tay quá trán thì tháng đó về phòng đóng cửa bảo nhau, bóp mồm bóp miệng tối về với gói mì tôm. Không đủ tiền mua đồ thì cả đám rủ nhau ra hồ đá bắt ốc, hái nắm rau dại, mua vài gói mì là có một nồi lẩu thập cẩm toàn quốc.  

 

Sáu thằng ngồi cưa đến hai giờ sáng hết sáu lít chuối hột, sáng dậy lên lớp đứa nào đứa nấy đều gục mặt lên bàn, đầu đau như búa bổ.

 

Khi ma men tác quái

 

“Sau khi nhậu đã sương sương, mấy thằng kích nhau ra hồ đá thử xe.Lúc rượu vào máu anh hùng nổi lên, em cứ thế kéo hết ga mà phi. Đến trước quán cà phê Mai Xuân có con bò từ trong bụi lù lù chạy ra, em không thắng kịp thế là cả xe và người đều bị nát. Nghĩ lại mình quá liều”, với cánh tay còn băng bột, Duy, SV trường Đại học Bách khoa, vẫn chưa hết bàng hoàng vì vụ tai nạn giao thông hôm rửa xe mới.

 

Theo Duy, ngoài việc nghỉ học, nợ nần, đua xe... chuyện xảy ra sau những ly rượu là SV thường xuyên đánh nhau chỉ vì nhìn mặt thấy ghét.  

 

Lúc 01h10 ngày 16/12/2008 tại quán cà phê Ngọc Thuận thuộc ấp Tân Lập, Đông Hòa xảy ra vụ choảng nhau giữa nhóm bạn của Nguyễn Phi Ph. với các SV khóa 28 lớp bóng đá Trường Thể dục Thể thao.  

 

Trước đó, lúc 11h00 Ph. qua giao lưu với phòng SV khóa 28 và mời một người trong số họ ly rượu để làm quen. Sau khi rời phòng, Ph. và các bạn của mình liền bị nhóm SV này xách vỏ bia qua đánh toạc đầu, máu thấm đầy áo làm một người bạn của Ph. phải nằm viện.  

 

Lúc đưa các SV về trụ sở công an xã làm việc, ai nấy đều trong tình trạng say quắc cần câu. Kiểm tra hiện trường công an thu được một dao Thái Lan do Phạm Minh T. mang theo.

 

Tối 7/12, khi đi học Anh văn về, đến gần ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM, Nguyễn Hữu Ngọc và bạn của mình liền bị ba ông cử hung hăng kèm sát người rồi túm cổ áo đánh túi bụi.  

 

Đánh xong bọn chúng phóc lên xe rú ga cười khoái trá. “Tức không chịu được. Mình đi ít người thì đành chịu oan thôi” - Ngọc nói.  

 

Trung tuần tháng 10, nhiều SV nữ ở trọ sau bãi container gần Trường Đại học An ninh bị một phen hú vía. “Do sử dụng nhà vệ sinh chung nên tụi em phải đi tắm sớm cho đỡ sợ. Lúc đến gần nhà tắm, em thấy cửa đóng, có mùi gì chua chua bốc ra, vào rủ thêm cái Lan với mấy đứa nữa ra mở cửa thì thằng N., mặt mày tím tái đã nằm trong đó từ lúc nào không hay, xung quanh nó toàn bã chè. Say xỉn kiểu này thì hết biết luôn”. Tr.T.Lê, SV khoa Kinh tế, kể lại.  

 

Từ đó, ngoài “N. xỉn”, N., SV khoa Kinh tế còn có biệt danh “N. toilet”. Cũng vì say xỉn nên N. thường xuyên bỏ làm kiểm tra giữa kỳ, thậm chí năm ngoái cậu phải đóng tiền học lại đến 70 phần trăm đơn vị học trình.

 

Không chỉ rượu vào là thượng cẳng tay, hạ cẳng chân mà nhiều đối tượng còn lợi dụng để trộm cắp. Cách đây hơn một tháng, chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, nhiều SV ở trọ đối diện bến xe buýt mất liền năm cái laptop.  

 

“Thấy bọn chúng người đầy mùi rượu lại đánh nhau nên tụi mình chạy ra can, ai ngờ chúng nó lừa cho tụi mình ra khỏi phòng để đồng bọn vào lấy laptop. Say thật hay say giả chẳng biết đường nào mà lần”, T.T.H, SV khoa Kinh tế, nạn nhân của vụ trộm cho biết.

 

Trong khi có không ít SV ngày đêm miệt mài ôn luyện cho thi cử thì một bộ phận khác lại tụ tập ăn chơi, rượu chè, đàn đúm, xao nhãng chuyện học hành, đó là chưa kể nguy cơ từ những chai chuối hột “rượu ít cồn nhiều” có thể làm ngộ độc bất cứ lúc nào. “Mang tiếng là trí thức nhưng SV bữa nay có nhiều đứa nhậu khủng khiếp. Bố mẹ cho tiền ăn học mà toàn thấy tụi nó suốt ngày say xỉn, hở tí là đánh nhau, chửi tục, trộm cướp cứ thế này thì còn đâu là nét đẹp SV?”, ông Vũ Văn Thường ngán ngẩm nhận xét.  

 

(Theo Công An TP.HCM)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làng sinh viên say xỉn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI