Làng sinh đôi ở Đồng Nai
(19:47:15 PM 18/06/2011)
Một ngôi làng nhỏ thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã trở nên nổi tiếng với hàng trăm cặp song sinh thuộc nhiều thế hệ, nối tiếp nhau lớn lên...
Xã Hưng Lộc nằm cách TP HCM khoảng 70 km. Từ quốc lộ 1A rẽ vào chừng vài trăm mét, làng sinh đôi là tập hợp những ngôi nhà san sát nhau khá đông đúc. Toàn xã có gần 100 cặp song sinh. Riêng làng sinh đôi, thuộc ấp Hưng Hiệp, đã có gần 60 cặp. Đặc biệt, chỉ với một khoảnh đất nhỏ khoảng 500m vuông đất, tập trung vài chục căn hộ ở ấp này cũng đã có tới mười mấy cặp, thậm chí có ba gia đình ở gần kề nhau cùng có các cặp cô bé, cậu bé sinh đôi.
Một ngày tháng 5 nắng gắt, không khí ở làng sinh đôi yên ắng bình dị như bao làng quê khác ở Việt Nam. Đây đó đó mùi hăng nồng của những sân phơi đầy tiêu và phảng phất những câu chuyện mang nhiều vẻ huyền bí từ những người con dân của làng…
Hai bé An Khang và Duy Khang của làng sinh đôi lúc còn bé. |
Dân nơi đây cởi mở giới thiệu về làng mình với vẻ đầy tự hào. Ngay quán nước đầu làng, cô chủ quán gật đầu cười vui vẻ: “Dạ đúng đây là làng sinh đôi, giờ tan trường có rất nhiều cặp cậu bé, cô bé giống nhau như đúc…”.
Một cụ ông ở “làng sinh đôi” kể rằng hiện tượng có những người sinh đôi ở làng đã xuất hiện từ trước những năm 1975 và cho đến nay vẫn chưa giải thích được nguyên nhân. Cặp sinh đôi lớn tuổi nhất năm nay cũng đã hơn 70 tuổi, hai bà vẫn đang ở với nhau trong cùng một ngôi nhà. Có trường hợp hai anh em sinh đôi cùng kết hôn với một cặp chị em sinh đôi.
"Hiện tượng các cặp sinh đôi đã có từ rất lâu, từ các cụ ông cụ bà lớn tuổi đến các cháu nhỏ hiện nay, điều đó tạo nên nét đặc biệt của làng. Tuy nhiên tất cả những người con sinh đôi này cũng đều khỏe mạnh, xinh xắn, phát triển và sinh hoạt bình thường như bao người khác", cụ ông nói, dáng vẻ đầy tự hào...
Gia đình trưởng ấp Hưng Hiệp, anh Trần Đình Danh và chị Nguyễn Thụy Thông cũng có một cặp sinh đôi là hai bé trai An Khang và Duy Khang. Chị Thông kể, cách đây mười hai năm, lúc đó anh chị đã có bốn người con gái, mặc dù là con trai trưởng trong gia đình thuần nông, nhưng anh cũng động viên chị đặt vòng, kế hoạch hóa gia đình.
Thế nhưng năm ấy chị Thông liên tục nằm mơ thấy có thai một lúc hai thằng con trai, và kỳ lạ thay những đêm mơ ấy lại thành hiện thực… Năm nay, bé Duy Khang và An Khang đã học lớp 7, khỏe mạnh và ngoan ngoãn.
Nhà chị Nguyễn Thị Hiền và anh Trần Bá Thể, có hai bé song sinh chừng mười tuổi, gần đến bữa cơm, cậu bé đang lúi húi lau nhà và cô bé cắm cúi phụ mẹ nấu ăn. Người mẹ bảo rằng hai đứa vừa cùng đi đá bóng về, lúc nào cũng có nhau như hình với bóng, luôn quan tâm, bảo vệ nhau, cùng học, cùng chơi, cùng phụ việc cho mẹ.
Hai bé Mạnh Toàn, Minh Tâm và chị Hiền. |
Chị Hiền kể, hồi đó anh chị đã có với nhau một cháu trai và một cháu gái cách nhau mười tuổi. Năm 1999, hai anh chị bị bể kế hoạch, chị Hiền lo lắng khi biết mình lại có thai, nỗi lo lớn thêm khi đó là cái thai song sinh. Tuy nhiên, khi sinh hạ hai con, nhìn hai đứa bé kháu khỉnh, chị vui mừng rơi nước mắt…
Cứ thế, làng với hàng trăm cặp sinh đôi vẫn giữ những bí ẩn. Người dân vẫn tất bật với cuộc sống hằng ngày. Các cậu bé cô bé vẫn cùng nhau lớn lên xinh đẹp, đáng yêu. Chưa ai giải thích được hiện tượng mà nhiều người cho là “rất kỳ bí” của làng.
Ông Ngô Thành Nhân, chủ tịch xã Hưng Lộc, nói: “Nhiều người phỏng đoán hiện tượng sinh đôi của làng là do nguồn nước. Vì thế nên có thời gian những người hiếm muộn tại các vùng miền xa xôi khác cũng tìm đến làng xin nước uống để mong sinh con nối dõi, thậm chí có người dung cả xe tải đến để xin nước giếng của làng nhưng rồi cũng không biết kết quả ra sao”.
Theo ông chủ tịch xã thì việc giải thích hiện tượng này đành phải “để dành cho các nhà khoa học, còn người dân ở đây quanh năm cần cù với nghề làm rẫy và buôn bán nhỏ, họ không tin lắm vào sự huyền bí mà chỉ biết tập trung hết tình thương, niềm hạnh phúc cho những đứa con xinh xắn.
(Theo Ngôi Sao)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.