Làng nhà ma
(19:48:05 PM 18/06/2011)
Nhiều ngôi làng ven phá Tam Giang được người ta gọi là làng nhà ma hay làng tử thần, bởi ở đó ngày càng có nhiều căn nhà bị bỏ hoang.
Nhiều năm trở lại đây, làng Mỹ Thạnh của xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) trở nên ảm đạm khác thường bởi ngày càng có nhiều người dân ở làng này mắc và chết vì căn bệnh ung thư.
Bạo bệnh hoành hành
Vừa đến đầu làng, đập vào mắt chúng tôi là gần chục bóng người gầy rạc bước dật dờ giữa con đường lô nhô những ụ cát.
Nước giếng làng Mỹ Thạnh được cho là thủ phạm dẫn đến bệnh ung thư. |
"Người bị bệnh ung thư hết đó, họ đều đã ở giai đoạn cuối và đang chờ ngày ra đi" - anh Bảo, một cán bộ xã Quảng Lợi nói vào tai tôi. Sau một hồi bấm đốt ngón tay nhẩm tính, bà Cao Thị Bê, một người ở đây cho biết thêm: "Chỉ riêng xóm ni đã có hơn 30 người chết vì bệnh ung thư, chưa kể hàng chục người khác đang phát bệnh giai đoạn cuối. Cả làng lo lắng đến mất ăn, mất ngủ".
Sau khi có người thân qua đời, nhiều gia đình ở làng Mỹ Thạnh vì quá sợ hãi nên đã bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn để đi nơi khác sinh sống. Ngôi nhà của anh Chuẩn cỏ mọc ngổn ngang vào tận thềm nhà. Anh Chuẩn và vợ đã qua đời vì bệnh ung thư từ hơn một năm trước.
Sau ngày bố và mẹ qua đời, năm người con của anh Chuẩn vì quá sợ hãi đã phải bỏ làng đi phiêu bạt. Nằm cạnh nhà ông Chuẩn, ngôi nhà khá khang trang của gia đình ông Hoặc cũng đã bỏ hoang từ mấy từ mấy tháng nay sau khi ông Hoặc qua đời vì bệnh ung thư.
Cách xã Quảng Lợi không xa, nằm bên kia phá Tam Giang, xã Điền Hải (huyện Phong Điền) cũng có số người chết vì ung thư tăng chóng mặt.
Gia đình bà Xí ở thôn Mai Hương đã có ba người thân chết vì bệnh này. Tính đến nay ở các thôn Ngư Nghiệp, Mai Hương, thôn 7, 8 của xã Điền Hải đã có gần 60 người chết vì ung thư, chưa kể hàng chục người mới mắc bệnh, trong đó nhiều gia đình có từ 2 đến 4 người mắc bệnh.
"Nhiều gia đình có nhiều người thân chết vì ung thư nên đã bỏ làng đi biệt xứ, chúng tôi hoang mang tột độ" - ông Vinh, một người dân ở thôn Mai Hương chỉ tay về phía những ngôi nhà bỏ hoang, lo lắng nói.
Hụt hơi chờ nước sạch
Ông Thôi, một người dân ở làng Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi chỉ tay vào chậu nước giếng khoan vừa được bơm lên có màu đỏ quạch, nói trong lo lắng: "Trước tôi ở vạn đò phải dùng nước bẩn đã đành, nhưng lên bờ rồi chúng tôi lại phải sử dụng nước bẩn hơn. Hầu như gia đình nào ở đây cũng đã đào giếng mới từ 3 - 5 lần, nhưng vẫn nhiễm phèn và mặn nặng, lúc mô cũng có màu đỏ au. Dùng nước ni để nấu cơm thì cơm có màu vàng đục, dùng để tắm thì da nổi ngứa, dùng để giặt thì quần áo ố vàng".
Ngôi nhà bị bỏ hoang sau khi vợ chồng ông Chuẩn qua đời. |
Theo ông Nguyễn Tường - Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi - nguyên nhân khiến người dân mắc bệnh ung thư tăng mạnh ở địa phương này là do phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Toàn xã Quảng Lợi có gần 8.000 người nhưng chỉ có 3 phần trăm dân số được sử dụng nước sạch.
"Chỉ riêng một xóm nhỏ của làng Mỹ Thạnh, trải dài khoảng 100m đã có đến hơn 30 người chết vì bệnh ung thư. Đã có nhiều đoàn cán bộ về xã lấy mẫu nước xét nghiệm và kết luận nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư ở đây là do nguồn nước ô nhiễm.
Nhưng xét nghiệm chỉ để dấy vì chờ mãi mà vẫn không thấy cấp trên có động tĩnh gì" - ông Tường bức xúc nói. Cũng như xã Quảng Lợi, chục năm nay, khoảng 50 ngàn dân các xã nghèo nằm ven phá Tam Giang của huyện Quảng Điền như Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thành, Quảng Công, Quảng An… cũng phải bấm bụng sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng.
Số người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng khiến số hộ dân bỏ nhà đi ngày càng nhiều. Theo chính quyền những địa phương này thì họ đã hàng chục lần kiến nghị lên cấp trên xin nguồn nước sạch về cho người dân nhưng rồi các kiến nghị lần lượt đi vào quên lãng.
Mới đây, Sở Tài nguyên&Môi trường Thừa Thiên- Huế đã tiến hành khảo sát nguồn nước ở các xã nằm ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Kết quả cho thấy, nguồn nước ở đây có chỉ số nồng độ pH và hàm lượng ARSNIC cao gấp chục lần so với mức cho phép. Tại các vùng ven đầm phá, nước giếng khoan đã hóa phèn, mặn và tình trạng nhiễm phèn và mặn dưới nước ngày càng nghiêm trọng.
Đây là nguyên nhân dẫn đến số ca tử vong ở trẻ em và người lớn do mắc các bệnh về mắt, sốt rét, bệnh ngoài da, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt vàng da, ung thư… đang tăng mạnh. Trong khi đó, việc đưa nguồn nước sạch về các xã vùng đầm phá nhằm cải thiện sức khoẻ và đời sống của người dân vẫn chỉ được thực hiện ở mức nhỏ giọt hoặc theo kiểu đánh trống bỏ dùi.
(Theo Nông Thôn Ngày Nay)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.