Làng năm không
(19:48:09 PM 18/06/2011)
Mấy đời nay, nhiều người trong làng thuộc xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An, sinh ra không có nhà vệ sinh, nhà tắm, nước sạch, bãi rác và khi chết cũng không có nghĩa địa để chôn cất.
Cả xã có 12 xóm với 2.700 hộ. Từ hàng trăm năm nay dân ở bốn xóm là Tây Lộc, Đông
Vì không có nhà vệ sinh nên việc giải quyết chuyện đầu ra của gần 1.200 hộ dân ở bốn xóm này cũng thật độc đáo: tiểu tiện thì xả vào góc sân vườn, đại tiện ra sông. Lúc tờ mờ sáng thì dòng sông là điểm hẹn của các bà, các chị còn cánh đàn ông và lũ trẻ nhỏ thì tiện đâu bạ đấy.
Đoạn sông Đào chứa rác và là nơi đại tiện của người dân. Ảnh: Trường Long. |
Bà Vũ Thị Vân, 52 tuổi, chưa bao giờ đi khỏi làng nên bà cũng chưa bao giờ được sử dụng nhà vệ sinh. Bà kể: "Chuyện đàn ông, đàn bà bắt gặp nhau ở chỗ ấy nhiều như cơm bữa, ban đầu chị nào cũng đỏ mặt, sau quen rồi".
Vì không có thói quen xây nhà vệ sinh nên khái niệm nhà tắm cũng chưa xuất hiện ở vùng quê này. Với nhiều người, nhà tắm là ba bức vách được làm từ bao tải cũ và chỉ chăng lên cho có lệ.
Đoạn sông đào bao quanh làng cũng làm luôn chức năng chứa rác cho hàng nghìn hộ dân và hàng trăm tàu thuyền qua lại mỗi ngày. Vì xã không có bãi chứa rác nên mọi chất thải đều được người dân cho xuống sông. Thời kì đầu rác còn ít và bị cuốn trôi theo nước thủy triều nhưng hiện nay, nước triều cũng không ngăn nổi sự ô nhiễm của dòng sông.
Không nhà tắm, không nhà vệ sinh, dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Hiện nay cả xã mới chỉ có 5/12 xóm được sử dụng nước sạch, số còn lại phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ các con lạch, con sông để sinh hoạt.
Những khu mộ nằm sát nhà dân. Ảnh: Trường Long. |
Chuyện ăn ở, sinh hoạt đã vậy, đến khi chết, người ở đây cũng không có nghĩa địa tập trung để chôn cất. Ở thành phố, nghĩa địa còn ở cách xa khu dân cư nhưng ở Diễn Ngọc, dân tận dụng bất cứ nơi nào có thể để làm nơi chôn cất người chết. Thậm chí nhiều khu chôn cất chỉ nằm cách nhà dân chừng vài bước chân.
Chủ tịch xã Diễn Ngọc, Đậu Xuân Thủy, thừa nhận, cả xã chỉ có 300ha đất tự nhiên trong khi dân số lại quá nhiều, vì vậy mà xã vẫn chưa thể tìm ra quỹ đất để xây dựng bãi rác và nghĩa địa tập trung. Cũng vì thiếu đất và do tập quán từ lâu đời nên người dân ở đây chưa có ý thức xây nhà vệ sinh, nhà tắm...
Làng năm không nhiều lần từng là nơi bùng phát dịch sốt xuất huyết, dịch tả ở Diễn Châu, lần gần đây nhất xảy ra năm 2008.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.