Lặng lẽ Tokyo
(19:36:15 PM 18/06/2011)
Nhiều quầy hàng trống trơn tại các siêu thị ở Tokyo. Ảnh: REUTERS
Đến ngày 17-3, đã có 14.650 người chết và mất tích trong trận động đất và sóng thần ngày 11-3. Hàng trăm đội cứu nạn trong nước và quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân. Trong quá trình tìm kiếm này có cả niềm hy vọng lẫn mất mát.
Mong ngóng người thân
Ở Natori, trên tường hội trường thành phố là danh sách những người tử vong. Trong đó, chỉ một số người có tên rõ ràng; những người khác chỉ được xác định bằng vài mô tả ngắn ngủi. Hãng tin AP nêu vài thí dụ: Nữ. Khoảng 50 tuổi. Có đậu phộng trong túi ngực trái. Nốt ruồi lớn. Đồng hồ đeo tay hiệu Seiko. Hoặc: Nam. 70-80 tuổi… Còn ở các thị trấn và thành phố khác dọc theo bờ biển phía Đông Bắc nước Nhật, những danh sách như thế ngày càng dài thêm. Ở thị trấn công nghiệp Kamaishi, 70 nhân viên chữa cháy có máy dò phóng xạ cá nhân nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân. Họ tìm thấy thi thể một phụ nữ bị nhét chặt bên dưới chiếc tủ lạnh trong ngôi nhà 2 tầng. Pete Stevenson, người đứng đầu các đội cứu nạn của Anh, cho biết: “Hôm nay và ngày mai vẫn có hy vọng tìm thấy người sống sót. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm”.
Ở những nơi tạm trú và những nơi công cộng, người ta bắt gặp nhiều mẩu giấy có ghi những lời lẽ nhắn gửi đầy hy vọng của những người đang tìm người thân. “Tôi tìm một người đàn ông 75 tuổi. Làm ơn gọi cho tôi nếu tìm thấy ông”. Hoặc: “Gửi Miyuki Nakayama: Mọi người trong gia đình đều ổn cả. Điện thoại di động không sử dụng được nhưng tất cả vẫn ở đây. Nếu con có thể về nhà được thì cứ về”. Kesen gần như là một “thị trấn ma”. Anh Miyuki Kanno – đang tìm thông tin về những người nhà mất tích – đoán rằng phải mất 20 năm Kesen mới trở lại như trước. Còn tại thị trấn Ofunato, xa hơn về phía Bắc, ông Keiichi Nagai, 72 tuổi, lại ít lạc quan hơn. Ông lắc đầu và lặp đi lặp lại: “Chẳng còn gì cả”.
Ở Kesennuma, một thành phố ven biển, bà Kayoko Watabe đang ở cùng với người thân tại một nơi tạm trú không có điện và nước. Người phụ nữ 58 tuổi này vẫn mặc bộ quần áo khi sóng thần ập đến. Bà tâm sự: “Tôi chưa bao giờ chứng kiến hoặc trải qua nỗi khổ sở như thế này. Tất cả những gì tôi nghĩ đến là kiếm thức ăn và giữ ấm cơ thể”.
Kẻ ở, người đi
Trong khi đó, hãng tin Reuters miêu tả nhiều khu vực ở thủ đô Tokyo trở nên vắng lặng một cách kỳ lạ. Nhiều trường học đóng cửa. Nhiều công ty cho phép công nhân ở nhà. Trong khi nhà chức trách đang cố ngăn chặn thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cách thủ đô 240 km về phía Bắc, nhiều khu vực ở Tokyo trông như một “thị trấn ma”.
Nhiều người lo dự trữ thực phẩm, sữa và các vật dụng. Ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, một số quầy trống trơn. Nhiều người ở lì trong nhà hoặc tìm cách rời đi nơi khác. Hàng ngàn người xếp hàng ở các sân bay với hy vọng kiếm được tấm vé rời khỏi Tokyo. Các cửa hàng điện tử bán hết sạch loại máy đo mức độ phóng xạ để bàn, cỡ nhỏ. Một số khu vực ở Tokyo phải chịu cảnh tắt đèn tạm thời và giảm các dịch vụ xe lửa. Ông Kazushi Arisawa, tài xế taxi 62 tuổi, tỏ ra lo lắng: “Cứ giống như chủ nhật vậy, chẳng thấy bóng chiếc xe nào”.
Tuy mức độ phóng xạ ở Tokyo không đáng kể, người dân nơi đây vẫn lo lắng nhiều. Steven Swanson, 43 tuổi, người Mỹ, đến Tokyo với vợ là người Nhật, khẳng định: “Phóng xạ di chuyển nhanh hơn chúng ta. Thật đáng sợ. Có 3 mối đe dọa cùng lúc: động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ hạt nhân”. Anh ở lì trong nhà nhưng vẫn nóng lòng muốn ra đi. Một số ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Tokyo đã nhanh chóng di tản nhân viên trên những chiếc máy bay riêng. BNP Paribas, Standard Chartered và Morgan Stanley là những ngân hàng sơ tán nhân viên từ ngày 11-3. Ngoài ra, hàng ngàn người tràn ngập các công ty hàng không tư nhân yêu cầu được sơ tán, khiến giá cả tăng vọt.
Tại trụ sở tập đoàn Sony ở quận Shinagawa, chỉ 120 trong số 6.000 nhân viên còn làm việc. Mami Imada, người phát ngôn của Sony, cho biết nhiều người ở nhà do gặp khó khăn về phương tiện giao thông.
Đồng yen tăng giá
Đồng yen hôm 17-3 tăng giá cao kỷ lục so với USD trong khi chứng khoán Nhật lại sụt giảm. Các nhà quan sát thị trường mong Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhật Bản can thiệp để làm đồng yen yếu đi. Theo họ, đồng yen mạnh sẽ khiến các nhà xuất khẩu Nhật thiệt hại.
Tuy nhiên, đồng yen sau đó đã giảm xuống mức 78,594 yen/USD sau khi có tin bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước nhóm G7 sẽ tổ chức hội nghị khẩn cấp vào tối 17-3 để bàn về phương cách bình ổn thị trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.