»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:02:00 AM (GMT+7)

Làng 'động đất'

(19:44:09 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Dân vùng Giáp Thượng, xã Hương Văn (huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) gọi nơi họ đang sống là làng “động đất”. Cứ mỗi buổi trưa, cả làng lại rung chuyển vì những trận nổ mìn dữ dội lấy đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng.


Đá rơi thủng nhà dân không còn là chuyện lạ ở vùng Giáp Thượng, Hương Văn - Ảnh: Ngọc Văn


Sống trong sợ hãi

 

Giữa trưa, các lối vào làng Giáp Thượng vắng hoe. Phần vì nông dân đổ xuống đồng gặt, tuốt lúa chưa về, nhưng cũng lắm người không dám ra đường do lo ngại đá bay từ điểm nổ mìn lấy nguyên liệu làm xi măng của Nhà máy Luks cách khu dân cư vài trăm mét.

 

Dừng xe hỏi đường, ông Dương Lan, một lão nông làng Giáp Thượng, lững thững đến bắt chuyện: “Tưởng mấy chú bên địa chính về đo đạc, thống kê đất đai chuẩn bị di dân quanh mỏ đá, chứ tìm hiểu nhà nứt, đá rơi thì cả làng ni hầu như nhà mô cũng bị ảnh hưởng”.

 

Nhà ông Lan cách mỏ đá 300m, mìn nổ mỗi ngày làm cho các bức vách bê tông nứt nham nhở, ánh sáng trời dễ dàng xuyên qua những khe nứt rọi thẳng vào nhà. Nền xi măng nhà chính của ông Lan cũng xuất hiện nhiều vết rạn kéo dài qua các gian phòng.

 

Bà Trần Thị Thương, vợ ông Lan kể: “Vụ gặt trước, lúc đóng lúa vô bao tải trước hiên, vừa quay qua chỗ khác thì một viên đá to như cái nón từ trên trời bắn xuyên mái tôn fibrô, rồi xé toang cả bao lúa nơi tui vừa đứng”.

 

Mái hiên nhà ông Lan hiện còn một lỗ thủng to tướng, chủ nhà chỉ vá tạm bằng miếng tôn nhôm cũ che chắn mưa nắng.

 

Theo ông Lan, ngay sau vụ đá đâm nhà dân, cán bộ xã, huyện có lên lập biên bản, ghi nhận hiện trường, nhưng rồi mìn vẫn nổ ầm ầm, đá, bụi cứ bay mù trời, nhà cửa tiếp tục rung bần bật mỗi ngày.

 

Đang trò chuyện, bỗng có tiếng trẻ sơ sinh khóc thét, bà Thương bức xúc: “Một đứa bé mới sinh cũng không được yên, nghe mìn nổ đinh tai mỗi ngày, cháu tui giờ bị chứng giật mình, chốc chốc lại ré khóc”.

 

Không chỉ trẻ sơ sinh, những đứa bé 9 - 10 tuổi ở Giáp Thượng cũng mắc chứng sợ nổ mìn, như trường hợp hai bé gái con chị Trương Thị Hường, hễ nghe còi hụ báo chuẩn bị nổ mìn là chúng chui tọt xuống gầm giường.

 

Hay như bé gái 8 tuổi con anh Trần Xuân Sinh, nhà cách điểm nổ mìn hơn 200m. Anh Sinh kể: “Cách đây chưa lâu, con gái tui đang ăn trưa thì mìn nổ, cháu ngất xỉu. Từ đó đến nay, cứ đến giờ nổ mìn, cháu lại run lẩy bẩy”.

 

Nhà anh Sinh cũng nứt nẻ tứ bề. Mái ngói bị sạt, xối nước bê tông rạn nứt, các bản lề cửa chính và lỗ chốt khoá bị sức ép nổ mìn xé toạc.



Mỏ đá của Cty Luks gây khổ sở cho dân - Ảnh: Ngọc Văn



Ngoài chuyện những đứa bé sợ tiếng nổ, dân Giáp Thượng cũng chưa hết ám ảnh về vụ hai công nhân mỏ đá suýt chết thảm do đá văng.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa nhớ lại: “Lần đó, hai công nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm thì mìn nổ mạnh, bắn thẳng đá đến khu vực họ nghỉ trưa. Chiếc máy ủi to tướng che chắn cho cả hai may mắn thoát chết”.

 

Đi chưa được, ở không xong

 

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, khu mỏ đá vùng Giáp Thượng hoạt động từ vài năm nay, nhưng cường suất nổ mìn trở nên dữ dội kể từ năm 2009, sau khi dây chuyền sản xuất xi măng thứ tư của nhà máy Luks đi vào vận hành.

 

Cũng trong năm ngoái, do nhà nứt hàng loạt, khói bụi mù trời, dân bức xúc tập trung tại khu vực mỏ đá suốt hơn một tháng để ngăn công nhân nổ mìn.

 

Đại diện của tỉnh, huyện và Cty Luks về tiếp dân, hứa giải quyết thỏa đáng những kiến nghị về cường suất nổ mìn, môi trường, nhưng từ đó đến nay, sự việc đâu lại vào đấy.

 

“Công ty xi măng lấy đá thì được lợi, còn dân khổ sở đủ bề. Nắng lên thì bụi đá đen kịt theo gió Lào. Mùa mưa, mái ngói, máng xối, vách tường bị rạn nứt nước lênh láng, nhà cửa thì rệu rạo” - Anh Trần Xuân Sinh than. Mùa hè, dân còn phải đi xa 2 đến 3 km để mua nước uống vì các mạch nước ngầm bị tụt bất thường từ khi mỏ đá đào sâu trong lòng đất.

 

Mới đây, UBND huyện Hương Trà có chủ trương di dời toàn bộ dân Giáp Thượng bị ảnh hưởng nổ mìn về khu định cư mới nằm gần Quốc lộ 1A. Dân lo không đủ khả năng nộp tiền đất với giá cao ở khu định cư mới.

 

Theo Phòng Tài nguyên Môi trường Hương Trà, Cty Luks hiện chưa có bất kỳ phương án bồi thường nào cho dân về nhà cửa bị ảnh hưởng bởi nổ mìn.

 


Cũng liên quan đến mỏ đá của Cty xi măng Luks, từ khi hình thành băng chuyền tự động đưa đá về nhà máy cách đây 2 năm, nhiều diện tích đất sản xuất của 46 hộ dân Hương Văn bị thu hồi, giá trị đền bù gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa nhận được đồng tiền đền bù nào từ Cty Luks. Tin từ UBND xã Hương Văn ngày 21-4.

Ngọc Văn (TP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làng 'động đất'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI