Kỳ cuối bài báo "Mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở đâu ? " : "Nhặt” chuyện về Hồ Xuân Hương ở làng Quỳnh
(19:45:30 PM 18/06/2011)
Hồ Xuân Hương là con ai?
Ông Hồ Xuân Quế-Trưởng ban cán sự họ Hồ ở Quỳnh Đôi
Ông Hồ Xuân Quế, 81 tuổi-Trưởng ban cán sự họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi thừa nhận: “Mộ của bà ở mô thì chúng tôi không biết. Ngay cả ban liên lạc họ Hồ ở Hà Nội cũng không hay. Tui cũng chỉ nghe sơ sơ là mộ của bà ở mô chỗ Hồ Tây lúc lại nghe ở Vĩnh Phúc thì phải. Còn việc thời trẻ bà có về thăm quê không thì cũng chỉ là giai thoại thôi…”. Thế ông có biết, nữ sĩ Hồ Xuân Hương con ai? Một hồi suy nghĩ ông Quế phân vân: “Không những tôi mà dân làng Quỳnh này đều thừa nhận là bà là con của ông Hồ Phi Diễn…”. Tuy nhiên theo tìm hiểu thì một bộ phận người dân nơi đây vẫn nghe mang máng là Hồ Xuân Hương con ông Hồ Sĩ Danh? Vậy sự thật này đến đâu?
Trong sách Hồ Tuấn Niêm văn và đời (Nhà xuất bản xã hội năm 2008) có đoạn: “Trước đây sử và sách đã ghi nhận bà là con ông Diễn nhưng ông Trần Thanh Mại căn cứ vào tập thơ chữ Hán “Lưu hương ký” nên cho bà là con của ông Hồ Sĩ Danh, em Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1738-1786) và dựa vào một số gia phả họ Hồ ở Quỳnh Đôi và quyển Hồ tộc khoa danh, trưởng biên do ông Hồ Thúc Thư phụng biên vào năm kỷ tỵ đời Thanh Thái (1893) thì ông Hồ Phi Diễn và Hồ Sĩ Danh là hai anh em chi trên chi dưới. Con cháu họ Hồ Sĩ Danh hiện ở xã Quỳnh Đôi rất đông. Trong khi đó con cháu họ Hồ Phi Diễn ở làng Quỳnh không còn ai.
Có mặt tại làng Quỳnh hỏi về hậu duệ của Hồ Phi Diễn không có ai tỏ. Ai ai cũng lắc đầu không biết. Hỏi về thân thế Hồ Xuân Hương người dân cũng nghe mang máng rằng là bà quê gốc ở đây chứ còn lại cũng chỉ mù mờ. “Hiện con cái anh em họ Hộ Phi Diễn tại đây không còn ai nữa. Và Hồ Xuân Hương có anh em gì không cũng không ai hay…”, ông Hồ Xuân Quế cho hay.
Cần có nghiên cứu khoa học về nữ sĩ họ Hồ
Một góc làng Quỳnh ngày nay
Theo tìm hiểu ở làng Quỳnh thì người dân còn nghi vấn hay đồng tình chưa cao rằng là Hồ Xuân Hương là con của ai; thời trẻ bà có về thăm quê hay không? Nếu về và sự thật bà có đi gánh nước ở giếng bà Cả và có bài thơ Vũ hậu tức cảnh (Tức cảnh sau mưa) thì giếng nước này cần phải được lưu giữ, khôi phục lại để xem đó như là một dấu tích một thời của nữ sĩ. Điều dân làng Quỳnh phân vân lớn nhất là mộ của “bà chúa thơ nôm” hiện ở đâu?
Ông Thái Hữu Thịnh ở xóm 4 xã Quỳnh Đôi-Nguyên là chuyên viên cao cấp-Ban tuyên huấn TW nay nghỉ hưu sống ở quê cho rằng cần phải một công trình nghiên cứu rõ ràng về những nghi vấn liên quan đến thân thế sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. “Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã có những công trình nghiên cứu lớn. Nhưng về Hồ Xuân Hương thì chưa. Ngay cả những bài thơ của bà cũng chưa tỏ. Cũng chỉ căn cứ vào chất giọng, bản chất để cho đó là thơ bà mà thôi…”, ông Thịnh thừa nhận.
Xã Quỳnh Đôi vốn có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến thực dân nhiều gia đình nghèo phải đi mò cua, bắt ốc nhưng vẫn cố gắng cho con theo đòi nghiên bút ''Ăn mày lấy dăm ba chữ thánh hiền''. Thời ấy làng Quỳnh có 531 sinh đồ (Tú tài), 203 hương cống (Cử nhân) với 958 lượt người đỗ 116 khoa thi hương… Thời Pháp thuộc, người đỗ thủ khoa trường Đại học Luật khoa đầu tiên ở Đông Dương là Nguyễn Xuân Dương (sau này là chánh nhất toà thượng thẩm Bắc Bộ rồi chánh án Hà Nội). Người đỗ cử nhân Luật khoa cuối cùng thời đó là Phạm Đình Tân (sau này là chuyên viên cao cấp về pháp chế). Cả hai ông đều là người Quỳnh Đôi. Sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến nay xã Quỳnh Đôi có hơn 500 người tốt nghiệp đại học, 23 thạc sĩ, 33 tiến sĩ, nhiều giáo sư và viện sĩ quốc tế như Nguyễn Xuân Dũng, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến. Quỳnh Đôi vốn là một làng trọng nho cho nên ngày trước đường vào làng từ xã trên xuống được đắp như rắn lượn để sau các kỳ thi người đỗ đạt được rước xách đi quanh co cho đẹp.
Xem thêm
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kỳ cuối bài báo "Mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở đâu ? " : "Nhặt” chuyện về Hồ Xuân Hương ở làng Quỳnh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.