»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:38:03 PM (GMT+7)

Kinh hoàng rau tưới phân tươi

(19:47:02 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nếu tận mắt chứng kiến những hố ủ phân đầy giòi bọ hay cảnh người nông dân gánh nước từ những con mương đen sì, toàn rác tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn, có lẽ ai cũng nổi da gà... Theo điều tra của ngành y tế, việc ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cấp.

Nếu tận mắt chứng kiến những hố ủ phân đầy giòi bọ hay cảnh người nông dân gánh nước từ những con mương đen sì, toàn rác tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn, có lẽ ai cũng nổi da gà... Theo điều tra của ngành y tế, việc ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cấp.  

 

Rau nào cũng tưới phân!

 

Những cánh đồng rau bạt ngàn ở huyện Thường Tín là nguồn cung cấp rau chính cho Hà Nội. Nơi đây được coi là vựa rau lớn nhất Thủ đô, suốt từ nửa đêm đến 3- 4 giờ sáng, xe tải lũ lượt chở các sọt rau xanh mơn mởn từ chợ đầu mối Vồi (Thường Tín) về các chợ trong thành phố. Nguồn rau được thu hái từ một loạt các vùng chuyên trồng màu như xóm Hồng Thái, Hoà Lương, Quang Trung, Tiên Hoàng, Phú Cốc, Nội Thôn, Đông Thai, Nỏ Bạn...

Nông dân gánh nước từ mương chứa nước thải bị ô nhiễm để tưới rau sống

 

Cánh đồng rau của thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo nằm bạt ngàn dọc theo quốc lộ 71 với đủ các loại rau như hành, bắp cải, rau thơm, rau mùi, xà lách... Mỗi ruộng rau thường có ngay một hố xi măng ủ phân tươi bên cạnh. Hố phân ở đó nhiều đến nỗi khi bắt đầu đặt chân đến địa phận Nội Thôn trên quốc lộ 71, đoạn qua cầu vượt Khê Hồi, là mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

 

Nếu tận mắt chứng kiến hố phân đen sì, sủi bọt, nhung nhúc giòi bọ nằm ngay giữa những ruộng rau xanh mướt, bọ nhiều đến nỗi bò tràn cả ra những thửa ruộng xung quanh cộng với cái mùi khăn khẳn, khắm lặm thốc thẳng vào mũi có lẽ nhiều người không chịu được mà nôn thốc tháo ngay tại chỗ.  

 

Bà Nguyễn Thị Tấn - Trưởng thôn Nội Thôn cho hay, cả thôn có 633 hộ với 2.700 nhân khẩu thì 100 phần trăm đều làm nghề nông. Nhà nào cũng phải đi mua phân gà, phân lợn ủ vào trong các hố xi măng ngoài ruộng để bón, tưới cho rau.

 

Mỗi bao tải phân có giá 5.000 – 10.000đ, mỗi lần phân gà được mang về, cả làng bốc mùi khắm không chịu nổi, lại sợ dịch cúm gà nên cán bộ thôn phải yêu cầu người dân chỉ được làm, ủ dưới đồng chứ không được mang về nhà. Không chỉ được dùng để ủ vào đất mà những hố ủ phân tươi còn được dùng để tưới rau.

  

Hành là loại rau được tưới, bón phân nhiều nhất

 

Theo bà Tấn,  bao giờ phân tươi cũng được cho vào hố để ủ trước, sau đó mới pha với nước để tưới. Bắp cải, su hào hay bất kỳ loại rau nào cũng phải tưới, nhất là lúc non.  

 

Nhiều người trồng rau cho hay, nếu không có đạm, lân thì rau không lên được, nhưng có đạm, lân mà không có phân tươi cũng không được. Nhất là hành, loại rau dùng để ăn tái hoặc ăn sống không qua độ sôi tiệt trùng, cần được trồng sạch nhưng cũng buộc phải có cả phân đạm và phân tươi.

 

“Cũng biết là mất vệ sinh nhưng làm đồng ruộng không có phân không được. Nếu không có phân tươi, hành không lên được, sẽ bị sương làm hỏng hết. Hành củ mà được bón phân ủ sẽ rất bền, chắc củ”, bà Tấn kể.

 

Cánh đồng mênh mông nằm phía sâu trong khu dân cư thuộc xã Vân Tảo cũng không phải ngoại lệ, nhiều ruộng đang trồng hành, bắp cải... cũng có những hố xi măng ủ sẵn phân tươi để sẵn sàng bón khi vào vụ rau.

 

Dùng cả lưới tre để quây lại cho dễ múc...

 

Rau thơm ăn nước cống đen 

 

Cùng nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, xã Hà Hồi cũng là một vựa rau có tiếng với một loạt các xóm quanh năm trồng rau như Thượng Hiền, Phú Cốc, Hồng Thái, Tiên Hoàng, Quang Trung... , trong đó, Phú Cốc, Tiên Hoàng và Quang Trung trồng nhiều rau nhất. 

 

Hố ủ sẵn phân tươi để bón, tưới rau

 

Thời điểm này trong năm, các cánh đồng ở xã Hà Hồi chủ yếu trồng các loại rau ăn sống như rau thơm, rau mùi, hành, xà lách... Trưởng xóm Quang Trung, anh Nguyễn Văn Thuý cho hay, lác đác cũng có những hộ dùng phân tươi pha nước để tưới rau, còn phần lớn là bón thẳng phân vào đất rồi mới trồng cây.

Tới chiều 14/5, 5 tỉnh, thành (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Nam Định) đã có bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả; 

 

- Bước đầu phát hiện phẩy khuẩn tả trên thịt chó sống, tại một số điểm giết mổ chó và trên một số mẫu thực phẩm tươi sống khác; 

 

- Trong số 100 ca mắc tiêu chảy cấp hiện điều trị tại Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm quốc gia có 50 ca dương tính với phẩy khuẩn tả.

 

Hai loại rau được tưới phân nhiều nhất là su hào và bắp cải, đặc biệt lúc cây bắp cải mới được khoảng hơn 2 tháng thì bao giờ cũng được tưới vài lần. Quy mô trồng rau ở Hà Hồi khá lớn, có những hộ đầu tư hàng chục triệu đồng trồng rau, trong đó có những hộ đầu tư làm hẳn một mũi giếng khoan giữa đồng để có nước tưới.

 

Thế nhưng cùng trong vựa rau Hà Hồi, có những ruộng rau sống được tưới bằng thứ nước thải đen kịt. Đó là những ruộng rau thuộc xóm Hồng Thái nằm ngay cạnh con mương chứa nước thải của nhiều làng. Đủ các loại nilon đựng rác, rác sinh hoạt hàng ngày, kể cả băng vệ sinh, lợn chết, gà chết... cũng được tống hết ra đây. 

 

Ông Nguyễn Văn Cà (Hồng Thái, Hà Hồi, Thường Tín) kể: “Trước đây con mương này khá sạch, nước chảy thông nhưng bây giờ rác nhiều quá nên thành hố nước đọng, nước đen sì, có chỗ còn sủi bong bóng, có hôm thì xanh lét rất hôi thối”. 

 

Thế nhưng, những người nông dân vẫn hồn nhiên gánh nước từ con mương ô nhiễm này để tưới các luống rau thơm, xà lách, hành... là những loại rau ăn sống, cần được tưới và trồng đảm bảo vệ sinh. Nhưng bất chấp sức khoẻ của người tiêu dùng, thậm chí người trồng còn dùng lưới tre quây hẳn thành một ô để tiện lấy nước. Ngay cả những người dân sinh sống quanh khu vực này cũng bức xúc về tình trạng nước mương bị ô nhiễm, gây mùi hôi thối nhưng vẫn được dùng để tưới những loại rau dùng để ăn sống. Và nếu tận mắt thấy cảnh người nông dân gánh nước cống đen sì này lên để tưới ruộng rau, có lẽ cả những người “nghiền” rau sống nhất cũng phải “nổi da gà”.   

 

Có rất nhiều hố phân tươi để tưới bón cho rau

 

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình vừa yêu cầu Sở NN&PTNT kiểm tra, làm tổng vệ sinh nhanh chợ gia cầm ở Thường Tín; xử lý các cánh đồng có bón phân tươi. Trước mắt nên tập trung hỗ trợ cho những hộ nông dân trồng rau bón phân tươi. 

 

Cấm vẫn bón

 

Ngay từ 1/4/2008, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã ký công điện khẩn về chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc nghiêm cấm dùng phân tươi tưới rau. 

 

Theo Bộ Y tế, việc bón rau bằng phân tươi là nguồn lây nhiễm phẩy khuẩn tả và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác, thủ phạm gây ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. 

 

Trong đợt dịch diễn ra cuối năm 2007, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn và các chuyên gia Bộ Y tế đã đi thị sát các vùng trồng rau ở nhiều địa phương, nhất là Hà Tây (cũ), nguồn cung cấp rau lớn cho thủ đô Hà Nội. 

 

Cuộc thị sát này cho thấy, rất nhiều gia đình vẫn dùng phân tươi tưới rau, kể cả các loại rau sống. Vậy là mặc dù đã có nghiêm lệnh, cho đến nay, vẫn còn những địa phương không thực hiện nghiêm túc. Trong tình hình dịch tiêu chảy cấp đang bùng phát mạnh hiện nay, đây là điều vô cùng đáng lo ngại. 

 

(Theo Gia Đình&Xã Hội)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kinh hoàng rau tưới phân tươi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI