Khốn khổ vì xăng nhiễm nước
(19:35:04 PM 18/06/2011)
Những hộ gia đình sống quanh khu vực cho biết, sau gần 2 tuần phát hiện sự cố bục téc chứa xăng, xăng vẫn tiếp tục rò rỉ trong đất và nguồn nước. Hầu hết các hộ gia đình này phải bỏ nhà đi tránh nạn hoặc đi cách nhà hàng cây số để mua nước phục vụ cho sinh hoạt. Đến thời điểm này, theo tính toán của người dân, cách 150m đường chim bay so với tâm sự cố, nước cũng có hiện tượng nhiễm xăng. Gia đình anh, chị Tình - Tiến, cơm nấu lên bị sượng, canh sủi bọt không ăn được.
Đơn kiến nghị và chữ ký của người dân gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang trình bày sự việc.
Chị Hoàng Thị Mười, thôn Hưng Thịnh, xã Đức Thắng, một trong những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự cố này, nói: “Nhà có hai đứa con, một đứa không chịu được đã phải gửi qua nhà họ hàng xa, còn tôi và chồng từ ngày sống chung với xăng thì suốt ngày đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn không làm ăn được gì. Chúng tôi đang rất bức xúc trước vấn đề của doanh nghiệp Hà Quy, và lo lắng cho cuộc sống sau này sẽ như thế nào”.
Chị Mười cho biết, hiện chủ doanh nghiệp chưa có động thái gì sau sự cố đối với người dân, "nhắc tới thì họ nói “tôi có đem xăng đổ vào giếng nhà các bà đâu, thịt tôi đây các bà ăn được thì ăn"...”.
Còn chị Nguyễn Thị Liên (33 tuổi), người dân khu vực này bức xúc: “Người lớn thì mất tiếng, trẻ con, người già từ ngày đó luôn đau ốm và phải truyền nước. Thương nhất đứa con gái nhỏ nhà chị Mười, cứ như người mất hồn, xanh xao, lúc nào cũng quấn lấy mẹ, tội lắm”. Người dân cho biết, tại khu vực này có tới 7 téc chứa xăng lộ thiên, mỗi téc khoảng 25.000 lít. Ngay sau hôm rò rỉ (20/4), xăng được múc lên đạt 100% nguyên chất, đến cuối tháng 4, chất lượng còn khoảng 50 - 60%. Ngoài ra, theo sự tự thống kê của những người múc xăng, tổng lượng xăng rò rỉ ước khoảng 10.000 lít, trong đó nhà anh Phượng khoảng 1.300 lít, nhà anh Huỳnh 800 lít và nhà anh San 500 lít… Ông Nguyễn Văn Lực, một người dân ở đây, trao đổi: “Họ không nghĩ đến sự nguy hiểm của nó khi dự trữ theo những cách như vậy, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào bất cẩn, họ chỉ nghĩ dự trữ để bán ra hoặc làm chứng cứ về sự cố của doanh nghiệp Hà Quy”. Người dân bất bình Ngày 20/4 sau khi phát hiện giếng nhà anh Phượng hộ gia đình sống gần khu chứa xăng của doanh nghiệp, múc nước lên nhưng được xăng đổ vào xe có thể khởi động và đi bình thường, các hộ xung quanh đã bàn tán xôn xao về hiện tượng này và được kết luận rò rỉ xăng dầu của doanh nghiệp Hà Quy.
Phóng viên tìm hiểu, số xăng các gia đình ở đây múc được sau sự cố rò rỉ, ngoài bán và sử dụng đi lại trong gia đình, họ vẫn tích trữ bằng cách đựng xăng trong can và chôn dưới lòng đất ở sau vườn, để trong buồng, dưới trái nhà…
Khu đặt téc chứa xăng lộ thiên thuộc thửa đất phục vụ nông nghiệp của gia đình anh Nguyễn Văn Bàn là anh rể của anh Quy chủ doanh nghiệp xăng dầu Hà Quy người xã Ngọc Sơn và gần khu dân sinh. Việc đặt téc xăng trên đất nông nghiệp và khu đông dân cư là vi phạm luật Môi Trường. Sau khi sự cố trên xảy ra người dân mới vỡ lẽ bao năm nay mình sống gần khu chứa xăng mà không biết.
Rò rỉ xăng xảy ra tính đến ngày 28/4 đã hơn một tuần nhưng người dân nơi đây cho biết chủ doanh nghiệp chỉ đến hai lần vào ngày sự cố bắt đầu và ngày thứ ba sau đó còn lại phó thác trách nhiệm cho nhân viên hay người có thửa đất téc xăng được đặt đến xem xét tình hình nhưng cũng chưa có giải pháp triệt để, đền bù cho dân. Ngày 28/4 sau hơn một tuần xảy ra sự cố, biện pháp khắc phục và xoa dịu nhân dân đầu tiên của doanh nghiệp là đã đưa máy về hút nước từ giếng của một số hộ dân và cho biết, lọc xăng - nước trong vòng một tháng thì nước sử dụng bình thường. Tuy nhiên, trong khi tiến hành lấy nước từ dưới giếng lên qua khâu lọc ở máy, xăng được cho vào can mang đi còn dầu và nước lại tiếp tục đổ trực tiếp xuống lòng đất, nơi vài ngày trước đó xăng dầu đã rò rỉ. Từ chiều tối 27/4, doanh nghiệp này cũng tiến hành lắp đặt téc chứa nước dùng cho các hộ dân bị ảnh hưởng sau sự cố rò rỉ, tuy nhiên, theo quan sát, téc chứa nước rất nhỏ, khoảng 1m3, được để trong gian nhà cửa đóng then cài, dân muốn lấy được nước phải chờ nhân viên mở cửa cho lấy. Khi được hỏi về vấn đề này chị Liên, người dân sống ở đây cho hay: “Họ (doanh nghiệp Hà Quy - pv) không thông báo cho dân biết để ra lấy. Chỉ có mấy nhà gần đó lấy được và báo cho bà con. Nhưng ra lấy được một gánh là nước trong bình đã hết, cả gia đình 4 người được hai chậu nước không biết dùng kiểu gì...”.
Khi được hỏi về trách nhiệm của doanh nghiệp sau sự cố đó chị Mười thôn Hưng Thịnh, Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang cho hay: “Từ hôm xảy ra rò rỉ xăng dầu ông chủ doanh nghiệp chưa đến làm việc trực tiếp với chúng tôi mà chỉ đến xem qua tình hình và về, nước nhiễm xăng nặng không thể sử dụng được, người thì chóng mặt buồn nôn, có ý kiến với chủ doanh nghiệp nhưng ông ta nói với giọng thiếu trách nhiệm trầm trọng “tôi có mang xăng đổ vào giếng nhà các bà đâu…””.
Một trong những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhà chị Nguyễn Thị Mười.
Xăng múc trong sự cố rò rỉ, dự trữ trong can chôn dưới đất sau hơn một tuần được đào lên để sử dụng.
Sau khi đào được xăng, ngoài bán và sử dụng người dân còn tích trữ trong can chôn dưới lòng đất sâu khoảng 20 - 30cm.
Doanh nghiệp Hà Quy đã lên tiếng có nước sạch cho dân nhưng chỉ với 1 thùng inox và đặt trong kho, luôn khóa trái cửa.
Đến ngày 28/4, sau hơn một tuần xảy ra sự cố rò rỉ những téc xăng lộ thiên vẫn chưa được doanh nghiệp Hà Quy giải quyết.
Phải chịu nhiều áp lực từ dư luận, sáng ngày 28/4, trước cổng và trong khu vực téc xăng xuất hiện cảnh báo “cấm lửa”.
Đất bị nhiễm xăng không chỉ khiến môi trường xung quanh ô nhiễm mà cây cối, thực vật cũng đang dần chết đi.
Chị Mười và con gái đang phải sinh hoạt vô cùng vất vả khi đất, nguồn nước bị ô nhiễm xăng nặng.
Để có nước sạch, ngày nào chị Mười cũng phải gạn bỏ xăng trong nước để gắng lấy nước giặt quần áo, nước sinh hoạt thì phải đi xin, mua về dùng.
Xăng nguyên chất sau khi gạn từ trong nước giếng nhà chị Mười.
Bao quanh những téc chứa xăng không được xây tường rào bảo vệ chỉ đặt hờ bằng những cành cây khô.
Nước trong hào sau khi được đào lên vẫn nổi váng đen.
Nguồn nước sinh hoạt của những hộ dân ở đây chủ yếu là giêng nước, nhưng sau khi bục téc chứa xăng những giêng nước này hầu như không thể dùng đươc.
Váng nước - xăng hòa với nhau đặc quánh dưới một ao gần khu vực téc chứa xăng của doanh nghiệp Hà Quy bị bục.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.