Khi nhà nước và thầy địa lý bắt tay
(19:39:57 PM 18/06/2011)
Từ năm 2002 đến nay, nhiều người trên cả nước bắt đầu biết đến một nhà khoa học chính hiệu nghề địa chất chuyển sang làm cái việc bị quy cho là dị đoan là chính, thầy địa lý. Học, kiếm tiền ở Ba Lan về, có chút vốn, thay vì đi theo đồng nghiệp vác những máy hiện đại nhất khoan thăm dò nước ngầm, thứ ngày càng trở trở nên khan hiếm và quý như vàng ở hầu khắp Việt Nam, ông đi tìm cái khác người.
Một địa điểm khô hạn ở khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình, .tìm thấy nước nhờ thầy địa lý Vũ Bằng.
Vào nghề thầy địa lý muộn (cụm từ mà không bao giờ ông muốn dùng), ông gặp muôn vàn khó khăn khi mà hầu như không ai ủng hộ. Nhưng những gì ông làm được trong vòng tám năm qua thì ngay cả những người phản đối ông nhất cũng phải bắt đầu hạ giọng và lặng lẽ quan sát, chiêm nghiệm.
Điều quan trọng nhất là, kinh nghiệm bản thân ông cho phép người ta bắt đầu nghĩ đến triển vọng có thể lý giải một cách khoa học bí quyết của thầy địa lý. Hơn thế, người ta cũng bắt đầu nghĩ đến việc phối hợp kỹ năng của thầy địa lý với các phương pháp hiện đại để nâng cao hiệu quả dò tìm.
Tạp chí Cơ học Đại chúng (Popular Mechanics) mới đây xếp thuật tìm nước bằng que thăm dò là một trong những tranh cãi dai dẳng nhất thế giới. Đó là trò lừa hay khoa học thực sự? Không ít ý kiến cho đây là trò lừa khi người ta chỉ dùng một con lắc hay một đôi đũa hay một khung dây để tìm nước. Có hẳn những tổ chức quốc tế chuyên tâm vào sự nghiệp bóc mẽ bằng được cái gọi là trò lửa đảo này.
Có thể kể đến Ủy ban Nghiên cứu Khoa học về các Tuyên bố Huyền bí (CSICOP), địa chỉ trên internet là http://www.csicop.org/si. Một tổ chức đáng gờm khác là Hiệp hội Giáo dục James Randi (JREF). Tổ chức có địa chỉ mạng http://www.randi.org này thậm chí thách ai chứng minh được những thầy địa lý kia thực sự tìm được nước sẽ thưởng 1,1 triệu USD…
Các nhân chứng bên điểm khoan thấy nước ở xã Suối Rao bằng phương pháp chưa được lý giải một cách rõ ràng của TS Vũ Bằng trong khuôn khổ một đề tài khoa học cấp tỉnh
Không có nước đâu, bác ơi
Vào một ngày giữa tháng 10 năm nay, khi miền Bắc bắt đầu bước vào mùa khô, TS Trương Thành Công, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu, xác nhận với PV rằng đích thân ông làm chủ tịch hội đồng, gồm bảy thành viên khó tính, nghiệm thu một đề tài kỳ dị và lần đầu tiên xuất hiện trong nghề quản lý của ông. Đấy là kiểm chứng ma thuật của thầy địa lý Vũ Bằng.
Mục tiêu chính của đề tài trị giá 400 triệu đồng kéo dài một năm, từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2009 do Sở KHCN Bà Rịa Vũng Tàu đặt hàng, là thăm dò mỏ nước ngầm tại một trong những xã khan hiếm nước nhất của tỉnh.
Tỉnh ven biển Bà Rịa Vũng Tàu đang tiến lên công nghiệp hóa song cũng đang đứng ở ngưỡng nguy cơ đình đốn do nước ngày càng thiếu trầm trọng. Thống kê của Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho thấy, từ năm 2004 trở lại đây, lượng nước bốc hơi trên địa bàn tỉnh luôn cao hơn lượng mưa.
Các số liệu thống kê của ba trạm khí tượng Xuyên Mộc, Bà Rịa, và Vũng Tàu suốt 30 năm qua càng cho thấy Bà Rịa Vũng Tàu đã sớm chuyển sang trạng thái bán khô hạn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư sang năm, nhất là vào tháng ba, tỉnh thiếu nước trậm trọng.
Theo tính toán, khả năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở tỉnh năm 2010 chỉ còn 892 m3/người/năm. Theo Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO), ngưỡng bắt đầu thiếu nước của một vùng là 4000m3/người/năm, ngưỡng cực kỳ thiếu nước là dưới 2000m3/người/năm. Như thế, Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc dạng cực kỳ thiếu nước.
Các phương tiện hiện đại, các chương trình nước sạch quốc gia đều đã vào cuộc nhưng bức tranh trên vẫn không sáng thêm là bao. Không rõ có phải túng quá hóa liều hay không, TS Công quyết định làm một cú thử chưa từng có, đem gần nửa tỷ đồng của nhà nước để thử công nghệ huyền bí.
Ông chỉ định cho thầy địa lý Vũ Bằng phải tìm bằng được nước ngầm ở một trong hai huyện khan hiếm nước nhất là Xuyên Mộc và Châu Đức. Cuối cùng, Sở KHCN chỉ một điểm ở xã Suối Rao, nơi được mệnh danh là chó ăn đá gà ăn sỏi của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nơi đây, các đoàn địa chất về thăm dò và quan sát địa hình đều kết luận không có nước. Nhóm thợ chuyên khoan trong khu vực cũng khẳng định không có nước. Câu đầu tiên mà anh Phạm Văn Truyền, đội trưởng đội khoan, nhận nhiệm vụ là “Không có nước đâu bác ơi. Tụi con làm nhiều rồi, tụi con biết”. Chỗ này, họ cũng từng khoan cho một dự án nước sạch nông thôn.
Chỉ đâu gần như trúng đấy
Sau một hồi cầm cái khung dây nói với một thiết bị không giống ai, thầy địa lý Vũ Bằng chỉ xuống một điểm ở Suối Reo: “Chỗ này có nước”.
Để kiểm chứng độ chính xác của phương pháp mà cho đến giờ nhiều người vẫn phủ nhận, các nhà khoa học cho dùng một biện pháp hiện đại để đối chứng. Một tổ hợp máy thăm dò địa vật lý điện và từ được huy động. Các thiết bị không có phản ứng gì với cái gọi là từ trường của dòng chảy ngầm, tức là không đo được, không xác định được là có nước ngầm ở đó hay không.
Khoan hay không? Có ý kiến đề nghị dừng vì rấ tốn kém. Mỗi mũi khoan với thời giá hiện tại là một triệu đồng cho một mét dài. Nếu không có thì sao?
Thiết bị khung dây cực kỳ đơn giản của thầy Vũ Bằng giúp ông đọc vanh vách các con số định lượng, chiều sâu gặp mạch nước là từ 60m trở đi. Chiều sâu hết mạch nước tối đa là 75 m. Lưu lượng nước dự kiến là trên 5m3/h.
Khoan đến độ sâu 6,5m, bắt đầu gặp ngay tầng đá gốc, cái tầng mà dân địa chất và khoan thăm dò đều thống nhất là kịch kim, không thể làm gì được nữa. “Dừng thôi bác ơi”, Truyền, đội trưởng đội khoan nài nỉ.
Chủ dự án đầu tư liếc nhìn các bên chứng kiến, ai nấy không dấu nổi sự ngao ngán, từ lãnh đạo xã (ông Đoàn Văn Giác, Chủ tịch UBND Xã Suối Rao), đoàn thể (ông Đoàn Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân Xã Suối Rao), đến chủ nhà đặt lỗ khoan, ông Nguyễn Văn Lộc. Nhưng tên đã bắn, không lẽ dừng giữa chừng? Họ quyết định kiên nhẫn chờ thầy địa lý cho khoan tiếp tục.
Đến độ sâu 63m, lỗ khoan đang khô khốc bỗng nhiên sùi một dòng nước đục ngầu lên mặt đất. Ai nấy vã mồ hôi. Khoan tiếp đến độ sâu 71m, một dòng chảy liên tục với lưu lượng 7m3/h, lớn hơn dự kiến. Hơn năm qua, mạch nước ấy vẫn cần mẫn chuyển đến vài hộ dân Suối Rao quanh nhà ông Lộc mà trước đó họ không dám mơ.
Một trong những điều đáng chú ý nữa của đề tài ở Sở KH&CN Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là bước đầu yêu cầu nhóm đề tài lý giải cơ sở khoa học của phương pháp và xúc tiến chế tạo hàng loạt thiết bị đo giống như cái mà thầy Vũ Bằng đang sử dụng.
Cái máy bí ẩn hay tiềm năng cá nhân?
Máy đo của thầy Bằng có một phần không khác gì thầy địa lý. Đấy là cái khung dây bằng kim loại. Khác chăng là khung dây ấy được nối với một thiết bị nom cực kỳ đơn giản mà không hề có bất cứ đồng hồ đo nào.
Từ bộ khung dây và cái máy đơn sơ ấy, thầy Bằng đã đọ với các thiết bị đo hiện đại nhất của các nhà địa chất ở Việt Nam tại một cuộc thử nghiệm ở một địa điểm gần thị trấn Văn Điển, Hà Nội.
Người viết bài này trực tiếp chứng kiến cuộc thử nghiệm với sự có mặt của bốn chuyên gia địa chất kỳ cựu cả về lý thuyết lẫn ứng dụng. Các thiết bị đo hiện đại với đồng hồ điện tử hiện số hầu như không ghi nhận được bất cứ sự chuyển động nào của dòng nước ngầm mô phỏng, trong khi cái khung dây huyền bí nối với cái máy kia lại xoay.
Từ năm 2002 đến nay, thầy Vũ Bằng đặt dấu ấn của mình tại 29 tỉnh thành và ba đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, và Côn Đảo. Tại những nơi đó, ông đã thăm dò và khoan 101 lỗ. Kết quả, 98 lỗ có nước, tỷ lệ thành công đạt 97,1 phần trăm.
Đáng chú ý, càng về sau, càng nhiều tố chức, cơ quan nhà nước đến đặt hàng do hiệu quả bất ngờ. Gần đây nhất, tại tỉnh Quảng Bình, 45 mũi khoan được thực hiện thì 44 mũi tìm thấy nước, tỷ lệ thành công đạt 97,8%.
Cuộc tranh cãi về ma thuật của TS Vũ Bằng thế nào, phương pháp của ông còn được ứng dụng vào lĩnh vực nào nữa không và kết quả ra sao? Liệu ông có chế tạo được cái máy mà người khác cũng có thể dùng được không, có cùng các nhà khoa học Việt Nam lý giải được hiện tượng một cách khoa học để có thể đoạt khoản tiền cược quốc tế trị giá 1,1 triệu USD? Liệu đấy có phải là một phương pháp khoa học, thậm chí, một phát minh ra một loại trường mới cần một loại thiết bị đo mới dù rá tđơn giản, hay đấy đơn thuần chỉ là năng lực siêu phàm của một cá nhân?
Hy vọng sẽ có dịp trở lại cùng bạn đọc để trả lời các câu hỏi trên. Còn hiện tại, thầy địa lý Vũ Bằng là người thường xuyên được TS Lê Văn Căn, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch&Vệ sinh Môi trường Nông thôn của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, tham vấn. Phương pháp của TS Bằng ngày càng chứng tỏ được khả năng giảm chi phí và tăng tính hiệu quả cho các hoạt động thăm dò không chỉ với nước ngầm.
Điều thú vị nữa, bị thuyết phục bởi câu “thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý”, một nữ chánh án quận ở thủ đô Hà Nội ngay sau khi nghỉ hưu đã quyết định dấn thân vào cái nghề của thầy Vũ Bằng mà xưa kia chị vốn dị ứng.
- Bất chấp các tranh cãi chưa ngã ngũ, không ít tổ chức khoa học trên thế giới chuyển sang xem xét câu chuyện thầy địa lý một cách nghiêm túc. Nằm trong số đó, có thể kể đến một dự án của một viện nghiên cứu Đức mang tên Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit. Dự án hy vọng sẽ tìm ra một phương cách thăm dò nước rẻ tiền và hiệu quả hơn cho các vùng khô hạn ở các nước thế giới thứ ba. Trên 2000 địa điểm được tiến hành thử nghiệm tại các khu vực cằn cỗi của các nước Sri Lanka, Zaire, Kenya, Namibia và Yemen ròng rã 10 năm trời. Không phải mũi khoan nào cũng trúng nhưng tỷ lệ thành công cao một cách ngạc nhiên. Tại Sri Lanka, chẳng hạn, người ta khoan 961 lỗ và đạt tỷ lệ thành công 96 phần trăm
-So sánh hiệu quả kinh tế ở một vài dự án cụ thể sau :
1- Dự án cấp nước khu kinh tế Hòn La Quảng Bình 2009 – 2010 – nước ngầm
Nếu dùng hương pháp địa vật lý tốn trên hai tỷ đông, kết quả độ chính xác chỉ đạt 2/10
Trong khi đó dùng phương pháp địa bức xạ từ của TS Vũ Bằng chỉ tốn 800 triệu đồng, kết quả đạt độ chính xác gần 100%
2- Dự án cấp nước cho hai xã Vạn Ninh và Hải Trạch Quảng Bình khoan mò hơn chục điểm khoan tốn hơn tỷ đồng, kết quả không có nước. Phương pháp bức xạ từ của TS Vũ Bằng giúp tìm nước ngầm (không mất tiền thăm dò) và chỉ khoan ba giếng mất 300 triệu đồng, nước đủ cấp cho 2 xã nói trên
TS. Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ Nước&Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.