Khi bác sĩ nhầm
(19:35:22 PM 18/06/2011)
Bác sĩ ngoại khoa luôn đối mặt nguy cơ mổ nhầm. Ảnh: L.N.
Bị đau dạ dày nhưng bác sĩ lại mổ nhầm sang ruột thừa. Bệnh nhân u nang bên trái nhưng sau khi hội chẩn, bác sĩ cắt luôn buồng trứng bên phải… Đó là những kiểu nhầm tai hại của bác sĩ, và chúng không còn là chuyện hy hữu.
Người này đau, đè người kia mổ
Đã gần 6 năm sau ca mổ nhầm, bệnh nhi Trần Quốc Toản, 14 tuổi ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn hãi hùng. Ngày 4-7-2005, Toản nhập viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi để phẫu thuật lại lấy đinh vít đùi được các bác sĩ ở đây nẹp trước đó, khi Toản bị chấn thương ở đùi. Thời điểm này, bệnh nhân Phạm Văn Quảng cũng nhập viện được yêu cầu mổ do thoát vị bẹn.
Sau hai ngày tiếp nhận bệnh nhân Quảng, sáng 6-7 ê kíp phẫu thuật hội chẩn toàn khoa và quyết định phẫu thuật thoát vị bẹn phải cho bệnh nhân Quảng. Tuy nhiên không hiểu trời xui đất khiến thế nào, khi điều dưỡng của khoa này đọc tên “ai là bệnh nhân tên Quảng vào phòng mổ”. Do không nghe rõ nên người nhà đưa Toản vào phòng mổ. Sau đó bệnh nhi này được gây mê và đưa lên bàn cho bác sĩ trưởng ê kíp mổ lúc ấy là H. Q. M. xử lý.
Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, bác sĩ M. cùng ê kíp hồ hởi thông báo ca mổ thoát vị bẹn đã thành công. Ngay sau đó, hộ lý của phòng mổ cho biết đã mổ nhầm bệnh nhân Toản chứ không phải là bệnh nhân Quảng. Các bác sĩ sững sờ. Trong lúc ông Quảng đang nằm đợi mổ nhưng mãi chưa tới lượt.
Bác sĩ M. lúc ấy đã đứng ra xin lỗi gia đình, và cho biết đây là sự nhầm lẫn tai hại nhất mà ông đã gặp sau 20 năm trong nghề. Theo bác sĩ M., bác sĩ phẫu thuật chỉ có nhiệm vụ thực hiện công việc phẫu thuật khi bệnh nhân đã được gây mê và nằm trên giường mổ. Ông M. cho biết, trước khi mổ đã hỏi lại tên tuổi bệnh nhân và kỹ thuật viên gây mê xác nhận “OK” mới tiến hành mổ. Nhưng không ngờ lại… nhầm!
Bệnh nhân Xuân bị cắt nhầm buồng trứng nhưng gần một năm nay bệnh viện vẫn chối bỏ trách nhiệm. Ảnh: L.N.
Đau phải, cắt... trái
Điều dưỡng Phạm Thị Xuân, 28 tuổi ở quận 12, TPHCM vừa trở thành nạn nhân mới của sự nhầm lẫn. Ngày 8-3-2010, sau cơn đau bụng âm ỉ, chị Xuân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (TPHCM) để thăm khám. Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán chị bị u nang buồng trứng bên phải thể bán xoắn. Khi phẫu thuật, thay vì điều trị khối bán xoắn này, bác sĩ lại cắt buồng trứng bên trái của chị.
Đến ngày thứ 2 sau mổ, chị Xuân tá hỏa khi nhận được thông báo về kết quả phẫu thuật và chẩn đoán sau mổ là u nang bên trái chứ không phải bên phải như chẩn đoán ban đầu. “Một tuần sau mổ tôi bị đau âm ỉ vùng bụng nên sang Bệnh viện Hùng Vương thăm khám. Tại đây bác sĩ cho biết bên buồng trứng phải của tôi vẫn còn một khối nang cơ. Và, như vậy khối u bên trái đã bị cắt oan”- chị Xuân kể.
Người trực tiếp phẫu thuật nhầm cho điều dưỡng Xuân đã trả lời: “Siêu âm sai là chuyện bình thường”!? Theo bác sĩ này, siêu âm chỉ là chẩn đoán ban đầu, gián tiếp nên có thể không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, hai buồng trứng di động lơ lửng gần nhau trong ổ bụng, khi khối u xoắn sẽ chếch về bên phải nên rất dễ tưởng nhầm là u nang buồng trứng phải nên đã xảy ra sự cố.
Hơn một năm trôi qua, những tắc trách của bác sĩ ở bệnh viện Phú Thọ vẫn chưa được ngành y tế giải quyết rốt ráo khiến bệnh nhân bị cắt nhầm vẫn gõ cửa cơ quan chức năng cầu cứu. “Em chưa có chồng nhưng đã bị cắt nhầm buồng trứng, giờ thì em đã mất thiên chức làm mẹ rồi. Làm sao em lấy chồng”- chị Xuân đau đớn.
Mổ rồi mới biết… nhầm
Không chỉ chẩn đoán nhầm khiến cho bác sĩ mổ nhầm, nhiều trường hợp bác sĩ mổ xong rồi mới té ngửa mình đã mổ nhầm. Mới đây, sản phụ Hoa 30 tuổi đến một bệnh viện phụ sản tại TPHCM để thăm khám. “Bác sĩ bảo em bị thai ngoài tử cung phải mổ gấp, không thì khó giữ tính mạng. Sợ quá em đành hy sinh cái thai”- chị Hoa kể. Sau ca mổ nội soi, các bác sĩ bệnh viện này cho biết đã giải quyết “êm đẹp”, hai ngày sau cho xuất viện và hẹn tái khám.
Một tháng sau đến tái khám, chị Hoa và người thân ngớ người khi bác sĩ cho biết chị có thai được hơn 3 tháng. Điều này có nghĩa đứa con được chẩn đoán “ngoài tử cung” trước đó vẫn còn. Ngỡ ngàng vì chuyện tréo ngoe trên, chị Hoa gặp bác sĩ mổ cho mình. Bác sĩ mổ thừa nhận “trong lúc mổ không tìm thấy khối thai ngoài tử cung nên đã ngừng ngay phẫu thuật”.
Cũng mới đây sản phụ Nguyễn Thị M. đã được chuyển vào BV Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu sau khi các bệnh viện ở tỉnh Phú Yên đã tiến hành 3 cuộc mổ nhầm. Chị M. chuyển dạ sinh con nên vào bệnh viện huyện của tỉnh Phú Yên trong tình trạng đau dữ dội. 5 tiếng vẫn không sinh được, chị M. được yêu cầu mổ lấy thai an toàn. Tuy nhiên, sản phụ chảy máu buộc phải phẫu thuật lần 2 nhưng vẫn không cầm được máu.
Chị M. được chuyển vào BV đa khoa tỉnh Phú Yên phẫu thuật lần 3. Sau đó bệnh nhân được chuyển vào BV Chợ Rẫy và tiến hành thêm hai cuộc mổ nữa mới tạm ổn. Theo các bác sĩ nguyên nhân gây nên nhiều cuộc mổ và đe dọa đến tính mạng chị M. là do các bác sĩ ở bệnh viện huyện thực hiện ca mổ cho chị M. đã khâu nhầm niệu quản bên phải gây hoại tử, làm bệnh nhân không tiểu được.
(còn tiếp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.