Khát vọng sống của nữ bác sĩ có HIV
(19:50:20 PM 18/06/2011)
Ba năm trước, với bác sĩ Bùi Thị Kim Cúc tương lai, hoài bão như lụi tàn khi chị bíêt mình có HIV. Nhưng rồi nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt giúp chị đi qua những thăng trầm trong cuộc đời. Bác sĩ Bùi Thị Kim Cúc bên những tấm ảnh do nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh chụp tại triển lãm ảnh “Cuộc sống vẫn tiếp diễn”
Nỗi đau tột cùng…
Chị tâm sự: “Hồi đó mỗi khi nghe ai nhắc đến HIV/AIDS là mình sợ cứng người, tim đập dồn dập như kẻ cắp bị bắt quả tang”. Tốt nghiệp Đại học Y Hải Phòng năm 1996, chị được về công tác tại Quảng Ninh, mảnh đất quê hương gắn bó với chị từ thở thơ bé.
Bao dự định được cô bác sĩ trẻ lên kế hoạch chi tiết. Rồi cô gặp và yêu người đàn ông của cuộc đời mình, người sau này đã làm thay đổi cuộc đời cô, những thay đổi kể cả trong giấc mơ cũng chưa một lần xuất hiện.
Xây dựng gia đình một thời gian, hai vợ chồng cô chờ đợi đứa con đầu lòng chào đời trong niềm hạnh phúc của hai bên nội ngoại. Đến gần ngày sinh con, chị phát hiện ra người chồng nghiện ma tuý, thứ thuốc độc chết người mà trong nghề chị hiểu hơn ai hết.
Nói lại chuyện hơn 10 năm trước, lau giọt nước mắt dài trên má chị Cúc kể: “Lúc đó mình giận anh ấy lắm, giận không để đâu cho hết nhưng sau đó mình nhận ra rằng anh ấy cũng tuyệt vọng, cũng cần sự chia sẻ yêu thương, mình là vợ, là người gần nhất không giúp chồng thì ai giúp được”.
Vậy là những ngày tháng sau đó, vừa nuôi con thơ, vừa cai nghiện cho chồng khỏi nàng tiên nâu đầy cám dỗ. Không dưới vài chục lần chị cai nghiện cho chồng nhưng không thành.
Đến đầu năm 2004, chồng chị phát bệnh nặng, nằm liệt giường rồi qua đời. Cuối cùng như nhiều chị em trên đảo Quan Lạn, bác sĩ Cúc biết chắc mình có HIV khi người chồng mất do AIDS.
Trong nỗi đau tột cùng vì mất chồng khi tuổi đời con quá trẻ, khi mọi gánh nặng nuôi con khôn lớn không còn ai chia sẻ chị chợt nghĩ tới rồi sẽ đến một ngày cả hai mẹ con chị sẽ bị “Thần Chết” mang đi.
Sợ rằng sẽ bị mất việc, bị mọi người xa lánh vì có HIV, Cúc giấu kín căn bệnh của mình. Với sự thành thạo trong nghề y, Cúc tạo ra kết quả xét nghiệm âm tính để được cơ quan cử đi học chuyên khoa nâng cao. Với kiến thức y học, đương nhiên Cúc biết cách tự điều trị dự phòng cho bản thân. Nhưng có lẽ điều trị y học không phải là tất cả.
Học xong chương trình nâng cao ở Hà Nội, chị phát bệnh nặng, nằm bẹp ở nhà. Căn bệnh lao của người mang virus HIV gây đau đớn cùng với căng thẳng tinh thần khiến chị không ít lần nghĩ tới cái chết.
Những lúc đứa con thơ như sợi dây níu kéo chị ở lại với cuộc đời, bé nhắc mẹ uống thuốc, xoa cho mẹ mỗi khi mẹ bị đau, hát cho mẹ nghe. Những lúc đó chị cố mỉm cười để con thơ không khóc theo mình.
Sau những năm dài chịu đựng sự căng thẳng, dằn vặt về tinh thần, sức khoẻ của chị suy sụp hẳn. Lúc đó bản năng sống trong chị trỗi dậy, Cúc thấy mình khổng thể bỏ mặc bản thân, nhất là không thể để đứa con duy nhất của mình đau khổ, chị quyết định gượng dậy để sống, để tiếp tục những dự định cho tương lai của hai mẹ con.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn
Thật không dễ dàng gì khi quyết định công khai cho mọi người biết mình có HIV nhưng cuối cùng thì chị cũng làm được điều đó. Người đầu tiên chị chia sẻ là Mẹ.
Nước mắt không ngừng rời khi mẹ chị được chính con gái mình thú nhận đã mang trọng bệnh, mặc dù bà đã linh cảm con gái mình không tránh đượínhố phận đen đủi khi người con rể chết vì AIDS.
Rồi sau mẹ là cơ quan đoàn thể được chị cho biết chị mang HIV. Nhưng đến lúc này, chị gặp phải những rào cản của chính đồng nghiệp, khi ngay cả lãnh đạo nơi chị công tác cũng khuyên chị nên xin nghỉ việc.
Tiếp theo đó, thông tin bác sĩ nhiễm HIV lan ra, mọi người không dám tới để chị khám bệnh, nơi chị làm việc trở nên vắng lặng, lạnh léo ghê người. Cúc không bao giờ nghĩ sự kỳ thị của mọi người với người có HIV lại kinh khủng đến thế. Không ai dám ngồi chung một ghế, uống chung chén nước.
Nỗi đau cứ hàng ngày gặm nhấm chị khiến chị mất ngủ, tinh thần thêm một lần suy sụp. Rồi chị nghĩ tới bố mẹ, tới con và tiếp tục sống.
Chưa thể coi là phép lạ, nhưng sau sáu tháng điều trị dứt khỏi bệnh lao, Cúc khoẻ trở lại và bắt đầu tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng, rồi hoạt động cộng đồng. Bằng tấm lòng nhân ái, cách sống đẹp chị đã dần thuyết phục được mọi người.
Để phù hợp với tình hình sức khoẻ, chị được bố trí làm trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Cái Rồng. Bạn bè biết chuyện càng quan tâm, chăm sóc chị hơn trước.
Ngoài thời gian làm việc ở Trạm Y tế, chị còn mở lớp dạy tập thể dục thẩm mỹ phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em quanh tại trấn và cũng tự để rèn luyện sức khoẻ. lớp học của chị có hơn 90 thành viên, trong đó cũng có nhieuè người mang HIV như chị. Mỗi ngày, Cúc có thể vừa hướng dẫn chị em vừa cùng tập với họ ba tiếng đồng hồ.
Gương mặt đẹp, nụ cười luôn nở trên môi, nước da hồng hào và bộ trang phục hợp thời trang, chị trông trẻ hơn tuổi 36 và không ai nghĩ chị đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa. Trong câu chuyện với chị, chúng tôi đùa chị giống một nữ doanh nhân hơn là một bác sĩ.
Bác sĩ Bùi Thị Kim Cúc cũng là một trong 15 nhân vật trong bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh với chủ đề “Cuộc sống vẫn tiếp diễn”.
Cuộc sống vẫn không ngừng tiến về phía trước dù còn nhiều thử thách đang chờ đợi họ. Với lòng dũng cảm và sự quyết tâm của mình, những con người đó đã thay đổi cách nhìn của mọi người về HIV/AIDS khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn để đối phó với những thách thức mà đại dịch này đang đặt ra cho đất nước và cho mỗi người.
Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh, người dành nhiều thời gian để tìm hiểu những người không may mang trong mình HIV, chia sẻ: “Lắng nghe chuyện của họ, chính tôi cũng thấm thía hơn câu châm ngôn “Hãy tự giúp mình trước khi chờ trời giúp”.
Bằng sự dũng cảm đứng lên nói lên sự thật, bằng chính cuộc sống tích cực của mình, những người có “hát” đang nhóm lửa tự lực, tự giác và tự tin cho những người cùng cảnh ngộ”.
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.