Kéo nhau đến xem hố tử thần tại Hà Nội
(19:38:23 PM 18/06/2011)
Bưng bít thông tin?
Địa điểm xuất hiện “hố tử thần” là nhà ở của một hộ dân tên Kỳ ở xóm 16. Ngay cạnh khu vực nhà ông Kỳ, 2 hàng rào bằng tre đã được thiết lập để canh phòng không cho người lạ vào.
Chuyện sụt hố này diễn ra từ lúc 15h chiều ngày 21/12, nhưng đến bây giờ, hàng chục người dân vẫn hiếu kỳ kéo đến xem tình hình thế nào. Có cụ già gần 90 tuổi ở bên xóm khác cũng đạp xe sang để mong một lần được nhìn thấy cái hố kì lạ đó.
Theo tường thuật của người con trai ông Kỳ tên là Nguyễn Thanh Bình, ngày 21/12, gia đình anh có tổ chức khoan giếng. Tuy nhiên, sau khi khoan được một lúc, nối được 3 đường ống xuống thì thợ không thấy nước chảy ra nữa. Lúc này, tốp thợ bèn gọi nhau tản ra.
Khi họ vừa tản ra xong thì đất bỗng nhiên sụt xuống, kéo theo cả khu bếp của nhà ông Kỳ xuống hố sâu. May mắn là gia đình anh Bình đã kịp thời sơ tán, không ai bị thương.
Anh Bình cho biết: Ngay khi xảy ra hiện tượng sụt đất thì gia đình anh đã cử người chạy ra thông báo với chính quyền xã. Nhưng chưa kịp thông báo xong thì cả căn bếp nhà anh đã bị “hố tử thần” nuốt chửng. Hiện giờ, theo người dân nơi đây, đã có đoàn của xã và của cả Sở Tài nguyên - Môi trường HN xuống làm việc nhưng chưa có kết luận gì.
Một người dân bức xúc cho biết: “Thậm chí, mấy đoàn xuống rồi mà chỉ đứng nhìn loanh quanh rồi về, còn chả thèm thò cái thước xuống đo xem nó thế nào”.
Tại nhà anh Bình, một hố sâu khoảng 6m, rộng khoảng 6m hở toác ra, phía dưới là bê tông, gạch ngói của căn bếp cũ. Hố sâu sụt sát cả đến cổng nhà. Người dân bèn tự lấy gậy chống đỡ để cổng không bị đổ xuống hố. Theo những người có mặt tại hiện trường, thì ước tính có khoảng 200m3 đất đã sụt xuống.
Sau đó, xã đã cho phong tỏa hiện trường và cho người canh giữ, đề phòng nguy hiểm. Thế nhưng, khi nhóm PV đến xin làm việc thì ông chủ tịch xã Phạm Quang Lộ lại cho một anh cán bộ xã tên Thiện ra ngăn cản “không được phép quay phim, chụp ảnh”. Lí do anh Thiện truyền đạt lại với P.V là do “ở trên không cho phép”?!
Người dân hoang mang, phải sơ tán
Sau khi xuất hiện “hố tử thần”, những hộ dân sống xung quanh khu vực này đều tỏ ra hoang mang, lo lắng. Họ chẳng dám ở trong nhà vì nỗi lo sợ chẳng may lại xuất hiện thêm những “hố tử thần khác”. Nhiều người dân đã phải sơ tán đi tìm nơi ở khác để tránh nguy hiểm.
Hiện tại, anh Bình cũng như những hộ dân xung quanh khu vực này đang rất phải khổ sở vì đã mấy ngày trôi qua nhưng vẫn chưa thấy có kết luận nào từ các cơ quan chức năng. Vì thế những hộ gia đình xung quanh phải sống trong thấp thỏm và lo lắng vì không biết mình sẽ đựơc quay trở lại nhà vào lúc nào
Trong nỗi lo âu, sợ hãi, nhiều người dân xóm 16 đã tình nguyện bảo vệ phóng viên để có thể ghi hình, đưa thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan chức năng có thể lên tiếng, kiểm tra, cho họ biết chuyện gì đã xẩy ra.
“Chúng tôi rất hoang mang, hai đêm rồi chẳng dám ngủ ở nhà, phải dắt díu nhau đến nhà người quen để ở. Vì nếu ở nhà thì sợ, chẳng may nhà mình cũng bị như thế thì rất nguy hiểm. Chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng kiểm tra và cho người dân câu trả lời để có thể yên tâm sinh sống”, một người dân xóm 16 nói.
Sau khi từ chối tiếp PV VietNamNet tại hiện trường với lí do bận họp và “phía trên không cho quay phim, chụp ảnh” thì chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Phạm Quang Lộ, chủ tịch xã Lê Thanh với thiện chí muốn đựơc biết rõ tình hình. Tuy nhiên, lúc này ông Lộ lại đòi phải đến xã để gặp thì mới tiếp? Và ông cung cấp thông tin rằng, việc không cho công bố chuyện sụt đất ở xã Lê Thanh là do “bên Sở Tài nguyên Môi trường HN khi xuống làm việc có chỉ đạo như vậy”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.