Hữu Loan tiếu ngạo giang hồ (kỳ 6)
(19:43:53 PM 18/06/2011)
>> Sự tích cái tên kỳ quặc (kỳ 5)
Nếu bảo ghen thì… ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Mười mặt con rồi và vào tuổi ông bà lúc ấy chắc không phải vì quyền lợi sát… bụng mà vì bà không muốn chồng chia sẻ tình cảm với bất kỳ người phụ nữ nào khác. Vì bà muốn độc chiếm tất cả cung bậc tình cảm của tình yêu ông giành cho mình.
Ngày con gái, bà rất đẹp, nhất là đôi mắt nâu kỳ lạ thừa hưởng của ông nội, một công chức người Pháp chính gốc. Soi trong đôi mắt ấy, Hữu Loan thấy cả Chân trời quê cũ/ Giếng ngọt cây đa/ Anh khát tình quê ta/ Trong mắt em/ thăm thẳm/ … mắt em/ thăm thẳm/ đựng/ mầu trời quê. Và mái tóc dài/ vương hoa lúa… và giọng em nói, tiếng em ca giữa dòng xanh/ bát ngát. Và câu kết như một lời thề: Tình đôi ta ơi/ từ nay/ rồi/ càng sâu/ ta đi/ đầu sát bên đầu.
Ông bà đầu sát bên đầu đến khi ngọn đèn dầu ông cháy đến giọt cuối cùng chứ nào có bệnh hiểm nghèo gì, gia đình và các bác sĩ tận tình cứu chữa như điếu văn (không đọc) của chính quyền xã. Bà kể, ông muốn bà triệu tập các con về cho ông dạy. Dạy gì ư? Dạy phải đoàn kết thương yêu nhau, làm ăn, không phải lo gì cho ông cả. Có trời lo cho rồi. Để ông ở gần bố mẹ ông.
Ông ấy có vẻ vui vẻ. Khi nào con cái trở mình mới kêu đau thôi. Chỉ anh con rể Mai Văn Lễ trở mình là ông không đánh chửi. Không phải vì ông coi rể là khách, mà vì anh Lễ có sức khỏe, lại biết cách nhẹ nhàng, khéo léo lựa chiều nên ông đỡ đau hơn thôi. Tay ông ấy là tay quai búa đánh đá nên đánh đau ra phết đấy. – Bà bảo ông vui? Tôi hồ nghi hỏi lại. – Vui chứ sao.
Ông ấy hát mà. Hát á? Ngạc nhiên, tôi hỏi. Hát chứ sao! – Hát bài gì ạ? Bà cất tiếng hát, nghĩa là bà thuộc, bà đã từng hát với ông, vì trước khi lấy ông, không biết bà hát có hay không, nhưng chắc chắn là người hay hát: Em ca giữa đồng xanh kia mà! Chứ nếu không thì không thể thuộc lời được.
Rất may là tôi cũng thuộc những bài ấy nên hát được theo bà: … Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng, đi là mang mối thù thiên thu. Đi là đi chiến đấu, đi là đi chiến thắng, tiến lên đây người Việt Nam. Kèn vang theo tiếng chân đang dập dồn xa xa. Oán thù, chiến khu, từng người lớp lớp rơi, từng giọt máu sáng ngời, một đoàn chiến sĩ oai hùng đi… và Lệnh vua hành quân trống kêu dồn/ Quan với quân lên đường/ Hàng cờ bay thống dồn/ Vừa dẻo theo lối thôn/ Phấp phới ngậm ngùi bay/ Ai ra đi mà không ước hẹn ngày về/ Ai quên ghi vào gan đã bao lời thề/ Người đi ngoài ở cõi thiên san/ Người đứng chờ trong bóng cô đơn.
Rồi ông ấy còn ngâm Kiều nữa kia. Hỏi ngâm đoạn nào, câu nào thì bà không nhớ. Ông ấy nằm trong buồng, tôi nằm ngoài này nên không nghe rõ. Câu được câu chăng thôi. Ông cũng hay ngâm bài thơ mình dịch: Tương tiến tửu chúc rượu của Lý Bạch.
Mỗi ngày phải giở mình cho ông ba lượt. Chiều 18/3, lẽ ra 3h chiều giở mình lượt thứ hai, 8 – 9 giờ tối lần thứ ba rồi ông ngủ. Vì bận gì đó không giở mình cho ông lần thứ hai nên anh Lễ đến sớm, như mọi khi anh cũng hỏi chuyện mẹ vài câu xong mới vào với bố. Lúc vào sờ tay chân ông thì đã thấy lạnh. Sờ ngực thấy vẫn còn nóng. Lúc ấy là 18h45 (chứ không phải 19h như đã đưa tin. Vì lúc đó những người báo lô đề đang í ới… Một lúc lâu sau mới hết í ới. Hết í ới là 19h, giờ đài công bố sổ số. Gia đình nhờ tác giả cải chính như vậy).
Ông đi nhẹ nhõm, thanh thản, mãn nguyện, không hề vướng bận gì. Ông và Mầu tím hoa sim đã cùng về cõi vĩnh hằng. Nhưng bà Nhu kể, lạ cái, tôi thấy như ông ấy vẫn ở bên tôi, đêm đêm vẫn hát, vẫn ngâm Kiều. Lạ cái, tôi không buồn rầu, ủ rũ, không mộng mị, mê sảng. Bây giờ tôi vào ngủ cái giường ông ấy vẫn ngủ. Nhường gian ngoài, chỗ đặt giường to tôi vẫn nằm lấy chỗ đặt bàn thờ ông ấy.
Tôi bước vào gian buồng nhỏ ông vẫn nằm. Vẫn cái giường, không phải giường đôi, cũng không phải giường cá nhân ấy, bây giờ là bề bộn chăn áo của bà. Lần trước, vì quá xúc động đã may mắn được gặp ông nên vừa trông thấy ông tôi đã sà vào, ngồi bên ông, lặng lẽ ngắm ông, nghe ông trò chuyện, đọc thơ, không hỏi ông nửa câu.
Không khóc mà nước mắt cứ tràn mi, không sao giữ được. Cũng vì thế, tôi không để ý đến chiếc bàn thờ nhỏ treo trên góc phòng. Giờ mới biết đấy là bàn thờ riêng thờ bà Lê Đỗ Thị Ninh. Hỏi bà có thắp hương cho bà Ninh không? – Có chứ, có lần tôi còn gặp bà ấy. Các con bà ngồi quanh bảo: Ý mẹ cháu nói là gặp lúc nằm mê đấy.
Trong mấy tháng bà theo ông đi nhiều nơi, khi thì nói chuyện, giao lưu với những người yêu thơ ông ở một câu lạc bộ, khi trả lời một cuộc phỏng vấn. Khi là một buổi gặp mặt thân mật với các bạn thơ.
Có lần, ai đó đọc một vế đối để thử tài ông: Chỉ cu anh, em hỏi Củ Chi? Người Việt Nam, nhất là người làm thơ, viết văn đều biết một trong những cách làm nên nghệ thuật ngôn từ này là nói lái. Nhiều khi rất tục – như thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng ai cũng thích, bởi nó là một trò chơi ngôn ngữ, trò chơi trí tuệ. Hữu Loan chợt nhớ về Nga Sơn quê mình có mấy thắng cảnh: Núi Mai An Tiêm nổi tiếng với sự tích quả dưa hấu. Đến giờ vẫn có dòng họ Mai đông đúc. Có cửa Thần Phù, hồ Đồng Vục, động Từ Thức và hang Trống. À đây rồi. Ông dọn giọng: Đố tục thì giải cũng phải tục tương xứng nhé. Nga Sơn quê tôi có hang Trống. Thế nên vế đối lại của tôi là: Trông háng cháu, bác rằng hang Trống.
Nhắc đến chuyện Từ Thức gặp Tiên giầu tính trữ tình, nhân văn, một người đã đặt hàng nhà thơ tài hoa viết một vở kịch thơ. Ông đã bắt đầu khởi thảo. Những dòng thơ đầu tiên hứa hẹn một tác phẩm hay: Nàng đã đi rồi, ta đứng đây/ Áo lam sương xuống lạnh vai gầy/ Cẩm bào gửi lại tình muôn thuở/ Hoa gãy người đi mộng tháng ngày/ Gặp gỡ đà không hò hẹn trước/ Trùng phùng đâu chắc chuyện sau này/ Hoa ơi có biết quê người đẹp/ Người đẹp về đâu hỡi gió mây…
Dù được gần gũi chồng, được đi đó đi đây trong sự chào đón trọng vọng, nhưng người phụ nữ nông dân vẫn không làm sao thích nghi được lối sống, quan hệ sống nơi đô thị như chẳng ai biết ai. Và ồn ào. Và tù túng. Và nhớ bọn trẻ vô kể. Nhớ làng Vân Hoàn vô kể. Về thôi ông ơi. Không thể ở thêm ngày nào nữa. Hữu Loan đang hào hứng với kịch thơ Từ Thức. Vậy mà ông đành chiều vợ, bỏ dở công việc, cùng người vợ tao khang trở về. “Tại bà Thiến Thư đấy nhé, không thì tôi sẽ xong Cái Từ Thức cho mà xem! Về thì về!”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.